Tóm tắt lí thuyết đầy đủ môn sinh ,vật lí 7 đầy đủ Mạng ns còn thiếu nên đừng copy mạng nha Ai lm hay đầy đủ nhất ,mik sẽ trả công xứng đáng

1 câu trả lời

1.

- Qua vài tỉ năm tiến hóa, giới Động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện

- Độ đa dạng của động vật không chỉ thể hiện ở số lượng loài mà còn thể hiện ở số lượng cá thể của từng loài.

- Một số động vật được thuần hóa thành vật nuôi, nhưng chúng đã khác nhiều so với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loài, đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người.

2.

 Các đặc trưng của giới Động vật và Thực vật được biểu hiện trong: cấu tạo, dinh dưỡng, cách di chuyển và phản xạ.

- Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo tế bào

+ Đề có khả năng lớn lên và sinh sản

- Khác nhau:

2. Đặc điểm chung của động vật

- Có khả năng di chuyển

- Có hệ thần kinh và giác quan

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

3. Sơ lược phân chia giới động vật

- Giới động vật được chia làm 20 ngành chủ yếu xếp vào 2 nhóm: động vật có xương sống và động vật không có xương sống.

- Động vật không xương sống:

+ Ngành động vật nguyên sinh

+ Ngành Ruột khoang

+ Các ngành giun: giun dẹp, giun tròn, giun đốt

+ Ngành thân mềm

+ Ngành chân khớp:

- Động vật có xương sống:

4. Vai trò của động vật

Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả đối với đời sống con người.

Đa số động vật là có lợi cho con người. Tuy nhiên, còn một số động vật lại gây hại.

- Cung cấp nguyên liệu cho con người:

+ Thực phẩm: bò, lợn, gà…

+ Lông: cừu, gà…

+ Da: bò, trâu…

- Động vật làm thí nghiệm:

+ Học tập và nghiên cứu khoa học: giun, ếch, cá…

+ Thử nghiệm thuốc: chuột bạch…

- Động vật hỗ trợ cho người:

+ Lao động: trâu, bò…

+ Giải trí: cá voi, khỉ…

+ Thể thao: ngựa…

+ Bảo vệ an ninh: chó…

- Động vật truyền bệnh sang người: bọ, muỗi…                                                         3.Thực hành                                                                                                           4.I. Trùng roi xanh

Trùng roi xanh sống trong nước : ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa

1. Cấu tạo và di chuyển

- Cơ thể trùng roi xanh là tế bào có kích thước hiển vi (0,05 mm).

- Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển vừa tiến vừa xoay.

- Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ, và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng.

2. Dinh dưỡng

- Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng

+ Tự dưỡng: Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, CO2 nên tự tổng hợp được chất hữu cơ.

+ Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.

- Trùng roi hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.

- Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.

3. Sinh sản

- Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.

Trùng roi sinh sản qua 6 bước:

Bước 1: Tế bào tích lũy các chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi

Bước 2: Nhân và roi bắt đầu phân đôi

Bước 3: Chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi (hạt diệp lục, không bào, điểm mắt). Nhân và roi tách nhau hoàn toàn.

Bước 4: Màng tế bào bắt đầu tách đôi

Bước 5: Tế bào tiếp tục tách đôi

Bước 6: Hình thành 2 tế bào con.

4. Tính hướng sáng

- Làm thí nghiệm

+ Đặt bình chứa trùng roi xanh trên bậc cửa sổ

+ Dùng giấy đen che tối nửa trong thành bình

+ Qua vài ngày bỏ giấy đen ra và quan sát bình thấy phía ánh sáng nước có màu xanh lá cây, phía che tối màu trong suốt.

- Giải thích thí nghiệm:

Trùng roi xanh có diệp lục, hình thức sinh sản chính là tự dưỡng. Khi ta dùng giấy đen che nửa tối thành bình thì trùng roi sẽ di chuyển về nơi có ánh sáng. Vì vậy, vùng có ánh sáng nước sẽ có màu xanh do có trùng roi xanh, còn phần tối không có trùng roi xanh nên nước trong suốt.

- Trùng roi xanh di chuyển về phía có ánh sáng được nhờ điểm mắt nhận biết được ánh sáng, và có roi để di chuyển.

II. Tập đoàn trùng roi

- Ở một số ao hoặc giếng nước, đôi khi có thể gặp các “hạt” hình cầu, màu xanh lá cây, đường kính khoảng 1mm, bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là tập đoàn trùng roi.

- Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc của động vật đơn bào và động vật đa bào.

- Tập đoàn trùng roi sinh sản vừa vô tính, vừa hữu tính.                                                 5.I. Trùng biến hình

- Trùng biến hình là đại diện tiêu biểu của lớp Trùng chân giả.

- Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng

- Trùng biến hình có kích thước rất nhỏ (thay đổi từ 0,01mm đến 0,05mm) nên cần quan sát dưới kính hiển vi.

1. Cấu tạo và di chuyển

- Trùng biến hình là một cơ thể đơn bào rất đơn giản. Cơ thể chúng gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân.

- Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng.

2. Dinh dưỡng

- Trùng biến hình là loài dị dưỡng, chúng chủ động bắt mồi và tiêu hóa mồi.

- Trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa mồi qua 4 giai đoạn:

+ Lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi

+ Vùng tiếp cận mồi lõm vào

+ Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

+ Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

- Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào

- Sự trao đổi khí (lấy ôxi, thải CO2) được thực hiện qua bề mặt cơ thể.

- Nước thừa được tập trung về không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

3. Sinh sản

Khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ…), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.

II. Trùng giày

Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận chức năng sống nhất định.

1. Cấu tạo và di chuyển

- Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.

- Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi.

2. Dinh dưỡng

Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

3. Sinh sản

Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp.

Trùng giày tiếp hợp

III. So sánh trùng biến hình và trùng giày:

1. Giống nhau:

- Trùng biến hình và trùng giày đều là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh.

- Cơ thể của trùng biến hình và trùng giày đều không có hạt diệp lục

- Cả trùng biến hình và trùng giày đều dị dưỡng.                                                        6.

1. Trùng kiết lị

- Cấu tạo giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn.

- Bào xác theo đường ăn, uống → gây viêm loét niêm mạc ruột, tiêu hóa hồng cầu → sinh sản nhanh

- Triệu chứng: đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và chất nhày

2. Trùng sốt rét

a. Cấu tạo và dinh dưỡng

- Cấu tạo:

  • Kích thước nhỏ
  • Không có bộ phận di chuyển và không bào

- Dinh dưỡng thực hiện trực tiếp qua màng tế bào

b. Vòng đời

- Kí sinh trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.

- Vòng đời: Chui vào hồng cầu → sinh sản → phá hủy hồng cầu → chui vào hồng cầu mới

c. Bệnh sốt rét ở nước ta

- Bệnh sốt rét lây truyền qua muỗi Anophen, nên phòng chống bệnh sốt rét khó khăn và lâu dài, nhất là ở miền núi.                                                                       7.

1. Đặc điểm chung

- Một số đại diện của động vật nguyên sinh:

- Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh:

Nhận xét: đa số động vật nguyên sinh có đặc điểm

  • Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào
  • Cơ quan dinh dưỡng
  • Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng
  • Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

2. Vai trò thực tiễn

- Với số lượng hơn 40 nghìn loài động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi: trong nước mặn, nước ngọt, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

- Với sự đa dạng, phong phú như vậy động vật nguyên sinh có nhiều vai trò trong thực tiễn:

  • Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ: trùng giày, trùng roi.
  • Gây bênh ở động vật.
  • Gây bệnh cho con người: trùng kiết lị, trùng sốt rét.
  • Có ý nghĩa về địa chât: trùng lỗ

- Một số bệnh do động vật nguyên sinh gây ra:

8.

I. Hình dạng ngoài và di chuyển

- Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn

- Di chuyển chậm theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu

II. Cấu tạo trong

Cơ thể gồm 2 phần:

  • Phần dưới là đế, bám vào giá thể
  • Phần trên gồm lỗ miệng và tua miệng tỏa ra

- Cơ thể gồm 2 lớp tế bào:

  • Lớp ngoài: tế bào gai và tế bào mô bì - cơ, tế bào sinh sản, tế bào thần kinh
  • Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hóa

III. Dinh dưỡng

- Thức ăn: sinh vật thủy sinh

- Bắt mồi bằng tua miệng

- Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa - ruột túi

IV. Sinh sản

- Mọc chồi

- Sinh sản hữu tính

- Tái sinh                                                                                                                          9.

I. Hình dạng ngoài và di chuyển

- Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn

- Di chuyển chậm theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu

II. Cấu tạo trong

Cơ thể gồm 2 phần:

  • Phần dưới là đế, bám vào giá thể
  • Phần trên gồm lỗ miệng và tua miệng tỏa ra

- Cơ thể gồm 2 lớp tế bào:

  • Lớp ngoài: tế bào gai và tế bào mô bì - cơ, tế bào sinh sản, tế bào thần kinh
  • Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hóa

III. Dinh dưỡng

- Thức ăn: sinh vật thủy sinh

- Bắt mồi bằng tua miệng

- Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa - ruột túi

IV. Sinh sản

- Mọc chồi

- Sinh sản hữu tính

- Tái sinh                                                                                                                      10.

1. Đặc điểm chung

Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

- Kết luận: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn
  • Sống dị dưỡng
  • Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo
  • Ruột dạng túi
  • Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

2. Vai trò

* Lợi ích

- Trong tự nhiên

  • Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật
  • Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo à là điều kiện để phát triển du lịch: đảo san hô vùng nhiệt đới

- Đối với đời sống

  • Là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí: vòng tay làm bằng san hô
  • Làm vật liệu xây dựng: san hô đá
  • Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô
  • Làm thực phẩm: gỏi sứa

* Tác hại

- Một số loài sứa gây ngứa và độc: sứa lửa

- Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm                                                     11.

1. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển

- Nơi sống: sán lá gan là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu, bò, làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

- Cấu tạo:

  • Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, đối xứng 2 bên màu đỏ máu
  • Mắt, lông bơi tiêu giảm à thích nghi với đời sống kí sinh không di chuyển
  • Các giác bám phát triển à để bám vào vật chủ

- Di chuyển: Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh

2. Dinh dưỡng

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:

  • Hầu cơ cơ khỏe
  • Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

- Kiểu dinh dưỡng: dị dưỡng : hút chất din dưỡng từ vật chủ

3. Sinh sản

* Cơ quan sinh dục:

- Sán lá gan lưỡng tính

- Cơ quan sinh dục phát triển, gồm 2 bộ phận: Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt

* Vòng đời

- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày) → phát tán nòi giống

Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan

* Các yếu tố tác động đến vòng đời

- Trứng sán lá không gặp nước à không nở được thành ấu trùng

- Ấu trùng nở ra không gặp ốc thích hợp à ấu trùng chết

- Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt mất à ấu trùng không phát triển được nữa

- Kén sán bám vào rau, bèo… chờ gmãi mà không gặp trâu bò ăn phải à kén hỏng và không nở thành sán được

* Biện pháp phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò:

- Xử lý phân để diệt trứng

- Diệt ốc

- Không cho trâu, bò ăn cỏ dưới nước

- Tẩy sán thường xuyên cho trâu, bò

* Kết luận: Đặc điểm vòng đời sán lá gan: thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.                                                                         12.

1. Một số ngành giun dẹp khác

- Giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan có nhiều chất dinh dưỡng của người và động vật như ruột non, gan, máu.

+ Ví dụ:

- Sán lá máu kí sinh trong máu người

Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn

- Sán dây kí sinh ở ruột người và cơ bắp trâu, bò, lợn

- Xâm nhập chủ yếu qua con đường ăn uống (sán lá, sán dây) hay qua da (sán lá máu..)

- Cách phòng chống giun dẹp kí sinh

  • Giữ vệ sinh ăn uống: thức ăn phải nấu chín, uống nước sôi để nguội.
  • Giữ vệ sinh môi trường, thức ăn cho vật nuôi

2. Đặc điểm chung

Mặc dù ngành Giun dẹp có các đại diện như sán lá, sán dây… cấu tạo biến đổi khác xa nhau, nhưng tất cả các giun dẹp đều có chung các đặc điểm sau: (dấu “+” là đúng, dấu “-“ là sai)

* Kết luận đặc điểm chung của ngành giun dẹp:

- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

* Giun dẹp kí sinh còn có thêm các đặc điểm:

- Có giác bám, cơ qan sinh sản phát triển

- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian                                                       13.

1. Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

  • Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong
  • Con cái: to, dài

- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

2. Cấu tạo trong và di chuyển

* Cấu tạo trong

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

  • Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn
  • Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

* Di chuyển

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

3. Dinh dưỡng

- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn

- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều

→ Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.

4. Sinh sản

* Cơ quan sinh sản

- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống

  • Con đực: 1 ống
  • Con cái: 2 ống

- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người

* Vòng đời giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi…), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi, mật rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

→ Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống để ngăn chặn con đường xâm nhập của giun vào trong cơ thể. Tẩy giun định kì để diệt giun đũa, hạn chế số lượng trứng.                                                                                                              14.

1. Một số giun tròn khác

- Một số ví dụ:

* Kết luận:

- Phần lớn giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và người, một số sống tự do.

- Tác hại: hút các chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật, gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau

- Đại diện: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim, giun xoắn…

* Biện pháp phòng tránh bệnh giun:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Giữ gìn vệ ainh môi trường: tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi

- Đi giày, ủng khi tiếp xúc ở nơi đất bẩn

- Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn…bị nhiễm bệnh

- Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

- Tẩy giun 2 lần/năm

2. Đặc điểm của ngành giun tròn

* Kết luận: Ngành giun tròn có các đặc điểm chung sau:

- Phần lớn sống kí sinh

- Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu

- Có vỏ cutin bao bọc, khoang cơ thể chưa chính thức

- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn                   15.

1. Hình dạng ngoài

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái

2. Di chuyển

- Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

  • Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi
  • Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
  • Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

→ Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và tòan thân mà giun đất di chuyển được

3. Cấu tạo trong

* Hệ tiêu hóa

Các cơ quan tiêu hóa có sự phân hóa rõ ràng, có thêm ruột tịt tiết enzim để tiêu hóa thức ăn trong ruột

→ Hệ tiêu hóa có sự phân hóa

* Hệ tuần hoàn

Ở giun đất xuất hiện thêm 3 loại mạch mới: mạch vòng, mạch lưng, mạch bụng

→ Xuất hiện hệ tuần hoàn kín

* Hệ thần kinh

Xuất hiện các hoạch và chuỗi hạch thần kinh

→ Hệ thần kinh hình chuỗi hạch

- Kết luận

  • Có khoang cơ thể chính thức
  • Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng
  • Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ
  • Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch

4. Dinh dưỡng

- Gun đất ăn vụn thực vật và mùn đất

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu

- Thức ăn → miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ thức ăn) → ruột → hậu môn

- Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da à mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở

5. Sinh sản

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch

- Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắ hai đầu lại thành kén

- Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần                XIN HAY NHẤT!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm