Tóm lược hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

2 câu trả lời

- 5.6.1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước Phương tây.

 - 1911-1917 Người đi qua nhiều nước ĐQ, TB, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão: làm thế nào để tìm được con đường cứu nước cứu dân....

 -> Đây là cơ sở đầu tiên (trực tiếp) giúp Người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai cấp cà đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin.

 - 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp câng nhân Pháp.

 - Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, tham gia diễn đàn, mít tinh, tố cáo TD Pháp, tuyên truyền cho CM VN. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga -> tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc dần có những chuyển biến.

- Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Ở đây anh được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.

-Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nguyễn Ái Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam.

- Năm 1919, tại hội nghị Véc Xai: Người gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

- Tháng 7/1920, Người đọc (sách) sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – Nin

-> Người tìm thấy con đường cứu nư­ớc giải phóng dân tộc - con đư­ờng cách mạng vô sản.

- Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

-> Đánh dấu bư­ớc ngoặt trong hoạt động cách mạng của Ng­ười từ chủ nghĩa yêu n­ước đến với chủ nghĩa Mác-Lê- Nin.

- Năm 1921, sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

+ Viết báo Người cùng khổ.

+ Viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Tháng 6/1923, Người từ Pháp đến Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân được bầu vào ban chấp hành.

- Năm 1924, dự Đại hội lần V của Quốc tế cộng sản.

- Trong thời gian ở Liên Xô Ngư­ời làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập viết bài cho báo sự thật và tạp chí thư­ tín quốc tế.

-> Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.

- Tháng 6/1925 thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Hạt nhân là Cộng sản Đoàn.

- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động.

- Tháng 6/1925, xuất bản Báo thanh niên, in cuốn đ­ường cách mệnh.

+ Năm 1928, thực hiện chủ trương “Vô sản hoá” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

-> Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

TÓM LƯỢC:

-Ngày 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước, với nghề phụ bếp trên tàu La Touche Tréville.

-Năm 1911-1917: Nguyễn Tất Thành bôn ba qua nhiều nước thuộc các lục địa Âu, Á, Phi, Mỹ, đặc biệt là 3 đế quốc lớn Mỹ, Anh, Pháp. Người đã thấy bọn đế quốc rất độc ác, tàn bạo.

-Cuối năm 1917-1923: Từ Anh trở về Pháp, hoạt động của Hội những người Việt Nam yêu nước ở Paris; gia nhập Đảng Xã hội Pháp; gửi đến Hội nghị Vecxal Bản yêu sách của người dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền độc lập, tự do, dân chủ.

-Tháng 6/1923: Nguyễn Tất Thành dự Đại hội Quốc Tế nông dân và được bầu vào đoàn chủ tịch Đại hội Quốc Tế nông dân

-Cuối năm 1924: Về Quảng Châu -Trung Quốc, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận

-Từ 1928-1929: Sang Xiêm (Thái Lan), hoạt động với bí danh Thầu Chín.

-Tháng 2/1930: Chủ trì hội nghị hợp nhất các cộng sản Cửu Long, Hương Cảng,Trung Quốc, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

-Tháng 6/1931-1933: Hai lần bị thực dân Anh bắt giam ở Hong Kong. Người lấy tên là Tống Văn Sơ.

-Đầu Năm 1934: Người trở lại Liên Xô và học tại Trường Quốc Tế Lênin.

-Tháng 7/1935: Tham dự đại hội VII- Quốc tế Cộng Sản.

-Tháng 10/1938: Rời Liên Xô về nước hoạt động.

-Ngày 28/1/1941: Người về đến Pác Bó- Cao Bằng. Sau 30 năm vất vả tìm đường cứu nước.

-Mình biết thế thôi, chúc 1 ngày tốt lành-

Câu hỏi trong lớp Xem thêm