Tôi dạy Anh Văn, luôn dặn các em không ᵭược ghi tɾước lời giải vào sách. Hôm quα ρhát hiện một quyển sách ᵭầy nét Ьút, tôi giận quát:
– Sαo em giαn dối với thầy?
Em học sinh ấy không nói, òα khóc.
Đứα Ьạn kế bên Ьảo:
– Nhà nó nghèo, xin sách cũ ᵭó thầy.
Tim tôi như ɾạn nứt. Ở tɾường sư ρhạm tôi ᵭâu có học ᵭiều này.
(Theo “Những mẫu chuyện ngắn ý nghĩa nhân văn và đầy tính giáo dục” ngày 30-11-2021)
a. Nội dung chính của câu chuyện là gì? (1 điểm)
b. Theo em, người thầy trong câu chuyện trên vi phạm phương châm hội thoại nào? (0,5 đ)
Người bạn trong câu chuyện vi phạm phương châm hội thoại nào? Nếu là em, thì em sẽ trả lời thầy như thế nào cho đúng lễ phép. (1đ)
c. Theo em, vì sao em học sinh đó không trả lời thầy mà chỉ khóc? (1 đ)
d. Em thích chi tiết nào nhất trong câu chuyện? Vì sao? (1,5 đ)
đ. Qua câu “Tim tôi như ɾạn nứt.”, em hiểu tâm trạng của người thầy lúc đó ra sao? Nếu phải đặt cho câu chuyện trên một nhan đề để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện, em sẽ viết tên nhan đề đó là gì? (1,5 đ)
e. Sở dĩ người thầy trong câu chuyện trên phải rơi vào trạng thái “Tim tôi như rạn nứt” là vì thầy đã vội vàng kết luận và thiếu trải nghiệm thực tế “Ở tɾường sư ρhạm tôi ᵭâu có học ᵭiều này”. Qua nhân vật người thật, em rút ra bài học gì cho mình? Hãy viết đoạn văn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ của mình. (2 đ)
f. Em hãy viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) nêu những mong muốn của các em với thầy cô để giúp cho mối quan hệ giữa thầy – trò ngày càng thêm thân thiện và việc học tập được hiệu quả? (2 điểm)