Tìm ví dụ để minh chứng các hình thức thực hiện pháp luật không hoàn toàn tách biệt, biệt lập mà đan xen lẫn nhau? em dang can gap, mong moi nguoi giup voi a
1 câu trả lời
1. Thực hiện pháp luật là một nội dung quan trọng trong Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật hiện đang được giảng dạy tại nhiều cơ sở đạo tạo luật ở Việt Nam. Theo đó, các giáo trình, các công trình nghiên cứu (ví dụ: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cuốn sách Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TS Nguyễn Thị Hồi chủ biên…) khẳng định thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai, sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật và là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu vì pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò, giá trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi được tôn trọng, thực hiện đầy đủ, nghiêm minh.
Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội thì “thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”[1]. Tương tự như vậy, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”[2]. Định nghĩa nêu trên nhận được sự đồng thuận của nhiều tác giả khi nghiên cứu về thực hiện pháp luật, ví dụ như: TS Nguyễn Minh Đoan trong cuốn Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam[3] hay TS Ngọ Văn Nhân trong cuốn Xã hội học pháp luật[4]. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thị Hồi thì các khái niệm nêu trên vẫn chưa thể hiện được đầy đủ nhất nội hàm của khái niệm về thực hiện pháp luật[5], lý do là: (i) Không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một quá trình hoạt động, vì có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi đơn lẻ (ví dụ: Hành vi dừng lại trước đèn đỏ khi đi đường); Không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp luật đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống, mà đa số các chủ thể đều nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình, vì những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường hợp chủ thể chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng các biện pháp đó thì không thể coi là có mục đích đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, TS Nguyễn Thị Hồi cho rằng: “Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật”. Trong cuốn Lý luận Nhà nước và pháp luật, khi định nghĩa về thực hiện pháp luật, GS.TS Phạm Hồng Thái và PGS.TS Đinh Văn Mậu cũng không đề cập đến yếu tố “có mục đích” của các chủ thể pháp luật
chúc bạn thành công
cho mình 5 sao nhá