1 câu trả lời
Tham khỏa bn nhé !
Thưa quý anh chị,hiện giờ thì xa chúng ta đang tiến hành rời khỏi Buôn Mê Thuột để đến với huyện Buôn Đôn.Vừa nãy đây thì anh chị mình cũng đã được thưởng thức cà phê đậm chất Ban Mê cũng như là được tận mắt tìm hiểu về loại cây thú vị này rồi.Vì lúc nãy không có nhiều thời gian,nên bây giờ em xin giới thiệu đôi nét về cây cà phê cho anh chị được rõ hơn. Nhắc đến Tây Nguyên,nếu như chỉ nhắc tới cồng,chiêng hay rượu Cần mà quên đi cây cà phê thì có lẽ là một thiếu sót lớn! Tại vì sao lại nói như vậy? Bởi vì cây cà phê đối với con người Tây Nguyên,đặc biệt là người dân Đăk Lăk không chỉ đơn thuần là loại cây lâu đời,chủ đạo trong nền kinh tế mà còn là loại cây gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng,với văn hóa của những người bản xứ.
Đầu tiên,em xin giới thiệu về nguồn gốc cũng như mô tả về cây cà phê cho anh chị mình. Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.Đó là truyền thuyết,còn theo di chỉ khảo cồ thì người ta cho rằng cây cà phê bắt nguồn từ Kaffa,sau đó du nhập qua Ả rập và các nước châu Phi, cho tới thế kỉ XIX thì người Pháp mang giống này qua Việt Nam và lập nên các đồn điền.Lúc đầu thì cà phê được trồng thử ở 1 số tỉnh Bắc Trung Bộ nhưng vì không đem lại hiệu quả nên người ta đưa về trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên.
Về chi tiết,cây cà phê thuộc họ Thiến Thảo,chi cà phê gồm rất nhiều loại khác nhau,tuy nhiên thì chỉ có 2 loại mang lại hiệu quả kinh tế là cà phê chè và cà phê vối,ngoài ra ở Việt Nam cũng có thêm loại cà phê mít nhưng số lượng rất ít. Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2–4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn.Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.Đến với Tây Nguyên vào khoảng tháng 1-2 thì anh chị sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đồi hoa cà phê bung nở rất lãng mạn, hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày.Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.
Về mùa vụ, ở Tây Nguyên mùa thu hoạch cà phê thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau,mỗi năm cà phê chỉ thu hoạch 1 lần,cà phê sau khi hái về sẽ được phơi khô,sau đó xay lấy nhân và tiến hành đóng gói,cất giữ để bán cho thương lái,các thương lái,đại lí thu mua sẽ phân loại chất lượng và cung cấp cho những công ty chế biến nông sản. Mỗi kg cà phê có giá giao động từ 35-50 ngàn tùy thời điểm.Trung bình mỗi ha cà phê cho ra 3,5-5 tấn/ha/năm. Sau mùa thu hoạch thì nông dân sẽ tiến hành cắt tỉa cành,bón phân tưới nước, dọn cỏ chuẩn bị cho mùa vụ sau.
Thưa quý anh chị,cây cà phê đối với người dân Tây Nguyên không chỉ là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn là loại cây gắn liền với cuộc đời của họ, hằng ngày,người nông dân lên nương rẫy,lúc mệt mỏi,nghĩ ngơi dưới bóng cà phê,trẻ con chưa đến tuổi đi học,theo ba mẹ lên rẫy,vui đùa dưới gốc cà phê,hái trái chín nếm thử,mùa hoa nở lại nghịch ngợm hút mật ngọt dưới đáy hoa.Rẫy xa nhà,có khi người ta mang theo cơm,cùng nhau trải tấm bạt,ngồi ăn cơm vội dưới bóng cà phê,dăm ba câu chuyện về mùa màng,con cái,về cái nắng,cái gió hay cơn mưa..Cũng dưới bóng cà phê,là những bài học về con người,về cuộc sống mà người già để lại cho con cháu…tất cả tạo nên 1 thứ văn hóa mang đậm cái vị đắng mà ngọt ngào của cà phê…
Vâng,cây cà phê thật đẹp dưới góc nhìn văn hóa phải không ạ? Và một lát nữa thôi các anh chị sẽ được hòa mình vào không gian núi rừng Tây Nguyên,cưỡi voi đi dạo dưới suối để được ngắm nhìn khung cảnh những cánh rừng cà phê bạt ngàn,tận hưởng cái nắng,cái gió nên thơ..Em cũng hi vọng rằng các anh chị sẽ có những trải nghiệm thật đáng nhớ,và cũng mong các anh chị vui lòng tuân thủ những quy định của khu du lịch,không chọc phá hay làm hại tới voi,cũng như bỏ rác đúng nơi quy định,không xả rác xuống suối thác hay bẻ cây,tránh làm ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch ạ. Và còn một điều nữa,vì đây cũng chính là quê hương của chính bản thân em,nên em cũng đã chuẩn bị 1 món quà nhỏ kỉ niệm cho các anh chị,đây là hạt cà phê sau khi được rang lên,em cũng xin nói thêm là do chính mẹ em tự tay chuẩn bị,em xin gửi tặng quý anh chị ở đây mỗi người 1 túi nhỏ để làm kỉ niệm,vì là cà phê đúng chất Buôn Mê Thuột nên có mùi thơm rất đặc trưng. Và trong lúc anh phụ xế giúp em chuyển những món quà này xuống cho anh chị thì em cũng xin gửi đến anh chị một vài câu hát trong bài “Ly cà phê Ban Mê”:
……………….
Xin cảm ơn các anh chị,bây giờ thì các anh chị có thể thoải mái ngắn nhìn khung cảnh cao nguyên qua cửa sổ,khoảng 15 phút nữa xe sẽ tới khu du lịch sinh thái Buôn Đôn,chúc anh chị sẽ có những trải nghiệm thú vị.Em xin cảm ơn!