Tìm hiểu thơ Tố Hữu trước cách mạng

1 câu trả lời

Có thể nói Tố Hữu là người mở đường nền thơ cách mạng Việt Nam, bởi tiếng lòng và tâm hồn thi sĩ của ông như ông nói là "nghiệp dư" và những bài thơ trong tập thơ đầu tay Thơ (tái bản đổi tên thành Từ ấy, gồm những  bài viết từ năm 1937) chính là tuyên ngôn về cuộc sống của nhà thơ cho lý tưởng độc lập, tự do: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim" và "mặt trời chân lý ấy" chính là lòng yêu nước nồng nàn, là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Đảng mà người chiến sĩ trẻ nguyện đi theo. Những tập thơ tiếp theo như Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977)… cũng chính là phản ánh hiện thực cách mạng Việt Nam, phục vụ con đường cách mạng Việt Nam.

Dấn thân theo cách mạng, người đảng viên cộng sản 18 tuổi đời sẵn sàng đón nhận gian khó và thách thức, thậm chí tù đày và hy sinh chính là vì lý tưởng cao đẹp như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[1]. Vì thế, con đường cách mạng Việt Nam, thực tế cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy vất vả, hy sinh của nhân dân ta trở thành niềm cảm hứng trong thơ của ông và đó cũng chính là nhằm mục đích giác ngộ cách mạng, phục vụ cách mạng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm