Tìm hiểu Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ??
2 câu trả lời
*Chính trị:
- Pháp thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.
- Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh do các quan ng ười Pháp đứng đầu. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Cuối cùng là các làng xã do người Việt cai quan.
*Kinh tế:
- Trong nông nghiệp:
+ Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
+Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại .
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…
- GTVT:
+ Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.
+ Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.
+ Đánh thuế cao hàng hóa nước khác.
- Thuế:
+ Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .
+ Nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…
* Văn hóa, giáo dục:
- Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến .
- Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp – Lịch Sử 8 Bài 29/Lịch Sử /Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp – Lịch Sử 8 Bài 29
- 19/10/2018
- Tracy Honor
- Lịch Sử
- 6 Comments
Số lượt đọc bài viết: 19.110
Sau khi đặt ách thống trị và thực hiện các hành động đàn áp, các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng được thi hành một cách nhanh chóng và triệt để. Có thể thấy, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của quân Pháp đã khiến xã hội ta có nhiều biến chuyển quan trọng. Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu, phân tích về những chuyển biến kinh tế xã hội Việt Nam cũng như những tác động của cuộc khai thác thuộc địa qua bài viết dưới đây!
Mục lục [hide]
- 1 Tìm hiểu về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914)
- 1.1 Tổ chức bộ máy Nhà nước của Pháp
- 1.2 Nhận xét về bộ máy Nhà nước của Pháp
- 2 Sự phát triển kinh tế trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- 2.1 Nông nghiệp
- 2.2 Công nghiệp
- 2.3 Thương nghiệp
- 2.4 Giao thông vận tải
- 3 Sự phát triển văn hóa giáo dục dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- 4 Chuyển biến về xã hội trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- 5 Chuyển biến về kinh tế trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- 5.1 Tích cực
- 5.2 Tiêu cực
- 6 Hậu quả của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- 6.1 Tiêu cực
- 6.2 Tích cực
- 7 Đời sống người nông dân bị xáo trộn dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Tìm hiểu về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914)
Nhiều chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp được thực thi ngay sau khi các cuộc bình định được hoàn thành. Lần thứ nhất cuộc khai thác thuộc địa này được diễn ra trong quy mô rộng lớn nhằm đặt ách thống trị một cách lâu dài và bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
Tổ chức bộ máy Nhà nước của Pháp
- Liên bang Đông Dương được quân Pháp thành lập trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia. Đứng đầu của liên bang này chính là Toàn quyền người Pháp.
- Việt Nam là xứ duy nhất được chia thành ba xứ tương ứng với ba chế độ cai trị hoàn toàn khác nhau.
- Bắc Kì: xứ nửa bảo hộ, đứng đầu Thống sứ Pháp.
- Trung Kì: xứ bảo hộ, đứng đầu Khâm sứ Pháp.
- Nam Kì: xứ thuộc địa, đứng đầu Thống đốc Pháp.
Nhận xét về bộ máy Nhà nước của Pháp
- Ba chế độ cai trì này được đặt ở ba miền chính của đất nước ta, mỗi xứ sẽ gồm nhiều tỉnh, dưới tỉnh chính là huyện, phủ và châu. Trong đó, đơn vị cơ sở vẫn là làng và xã. Nhìn chung, toàn bộ hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước đều do quân Pháp chi phối và điều hành.
- Bộ máy cai trị này vô cùng chặt chẽ, tay sai của chúng tới tận những làng xã
- Có sự kết hợp giữa chế độ Nhà nước thực dân và phong kiến
Sự phát triển kinh tế trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Nhìn chung, chính sách kinh tế của quân Pháp trong chế độ cai trị của chúng đều nhằm đến việc bóc lột đến tận xương tủy nhân dân ta, cướp đoạt ruộng đất vơ vét tài sản đến cùng.
Nông nghiệp
- Bóc lột tầng lớp nhân dân bằng địa tô và các khoản thu
- Cướp đoạt ruộng đất một cách trắng trợn
Công nghiệp
- Khai thác mỏ, kim loại, quặng để xuất khẩu kiếm lợi nhuận
- Đầu tư vào công nghiệp nhẹ: giấy, xay xát gạo, sản xuất gạch ngói, xi măng…
Thương nghiệp
- Độc chiếm tại thị trường nước ta cùng các nước thuộc địa về nguyên liệu
- Đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài để thu thuế
- Mặt hàng Pháp được miễn thuế hoặc đánh thuế rất nhẹ
- Tăng các loại thuế, thuế chồng thuế
Giao thông vận tải
- Được tăng cường tối đa để thuận lợi cho việc bóc lột kinh tế và đàn áp nhân dân
Sự phát triển văn hóa giáo dục dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- Trong giai đoạn đầu, thực dân Pháp cho duy trì nền giáo dục phong kiến với nền móng Hán học
- Năm 1905: Pháp cho cải cách giáo dục, mở ra một số trường đào tạo nhân tài nhằm phục vụ thực dân Pháp trong công cuộc đàn áp đô hộ.
- Ấu học: ở khu vực xã thôn – dạy chữ Hán và Quốc ngữ.
- Tiểu học: ở phủ và huyện – dạy chữ Hán, Quốc ngữ và tiếng Pháp.
- Trung học: ở tỉnh – học chữ Hán, Quốc ngữ và tiếng Pháp là bắt buộc.
Nhận xét về văn hóa giáo dục dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- Thực dân Pháp hạn chế phát triển giáo dục
- Phát triển theo hướng bần cùng hóa, ngu dân hóa qua việc duy trì “văn hóa làng”
- Duy trì những thói hư tật xấu, không khuyến khích nhân dân mở mang con chữ
- Chính sách văn hóa-giáo dục nhằm đào tạo ra chế độ tay sai cho chúng, nhằm kìm kẹp nhân dân ta.
Chuyển biến về xã hội trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Dưới ách thống trị cùng những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vô cùng tàn bạo và áp bức, xã hội Việt Nam không ngừng bị phân hóa. Bên cạnh các giai cấp cũ trong xã hội phong kiến thì hình thành thêm các giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội.
- Giai cấp địa chủ phong kiến xưa: Đại bộ phận giai cấp này làm tay sai nô dịch cho Pháp trong quá trình vơ vét nhân dân ta, một số ít có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: Với số lượng phổ biến và vô cùng đông đảo, đây chính là giai cấp bị chà đạp, chèn ép và bóc lột đến kiệt quệ. Họ là những người nông dân nghèo hen, những tá điền, công nhân… Do vậy, tầng lớp này sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: Xuất hiện ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, tầng lớp này xuất thân từ chủ buôn bán nhỏ, chủ xí nghiệp, nhà thầu… họ cũng bị thực dân Pháp kìm hãm.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Đây cũng là bộ phận nhỏ trong xã hội, có nguồn gốc từ chủ xưởng sản xuất nhỏ, viên chức cấp thấp, sinh viên, người làm nghề tự do… Họ là những người có tri thức, nhạy bén với thời thế, sớm có tinh thần cách mạng.
- Tầng lớp công nhân: Họ là tầng lớp có nguồn gốc từ nông dân, làm việc tại đồn điền, xí nghiệp, nhà máy…Nhìn chung, đời sống của công nhân vô cùng cực khổ, sẵn sàng đứng lên đấu tranh