Tìm chi tiết: Nguyên nhân nào khiến Chí Phèo bị cự tuyệt? Diễn biến tâm trạng của Chí như thế nào khi bị cự tuyệt?

2 câu trả lời

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam . Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Lí Nhân , tỉnh Hà Nam . Trước cách mạng , ông sống chật vật bằng nhiều nghề khác nhau , sau cách mạng , ông tham gia kháng chiến , là nhà văn chiến sĩ tận tuỵ đến cuối đời . Ông là một nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ , có tấm lòng đôn hậu , chan chứa tình yêu thương , gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ . Những tác phẩm của ông chủ yếu phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 : ngột ngạt , tù túng , vô nhân đạo , bóp nghẹt sự sống , tàn phá tâm hồn con người . Nhưng có lẽ quen thuộc và nổi tiếng nhất phải kể đến nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên . Tác phẩm thành công với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình , miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật , tiêu biểu là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo qua đoạn văn “ Hắn đuổi theo thị , nắm lấy tay chị … thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra…”

Truyện ngắn Chí Phèo in lần đầu năm 1941 sau đó in lại trong tập “ Luống cày” năm 1946 . Đoạn trích trên nằm ở cuối tác phẩm Chí Phèo , Chí là nhân vật trọng tâm của tác phẩm , vốn là một người nông dân nghèo hiền lành , lương thiện . Chí Phèo đã bị Bá Kiến đẩy vào tù, biến thành kẻ lưu manh hoá , đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại . Nhờ cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã khiến Chí Phèo hồi sinh , có khao khát trở thành người thân thiện . Chí Phèo là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại , diễn tả quá trình lưu manh hoá của người nông dân và từ đó khẳng định tính đẹp đẽ , sức sống tiềm tàng , mãnh liệt của con người ngay cả khi họ bị xã hội phi nhân tính chà đạp , cướp đi hồn người , tính người .

Mong ước được trở lại cuộc sống lương thiện của Chí đã không thành hiện thực bởi Thị Nở đã không thể giúp hắn . Bà cô Thị kiên quyết ngăn cản mối tình này vì bà không thể chấp nhận việc cháu bà “đâm đầu” lấy thằng chí Phèo – “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” bấy lâu nay chỉ có một nghề “rạch mặt ăn vạ” . Con đường hoàn lương của Chí vừa mới mở ra đã bị chặn lại , bà cô Thị Nở giống như một bức “ tường rào” phong kiến không cho Chí vượt qua . Tưởng như Chí đã bước được một chân vào thế giới của loài người mà hắn mơ ước nhưng xã hội làng Vũ Đại đã không tiếp nhận hắn . Trong suy nghĩ của họ Chí không phải là người từ rất lâu . Họ không biết , không tin vào sự thức tỉnh , hồi sinh trở lại làm người lương thiện của Chí , từ đây đã đẩy Chí rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người .

Thị Nở đã “ trút vào mặt hắn tất cả lời của bà cô” , Chí “ngẩn người” và “ cứ ngồi ngẩn mặt , không nói gì” . Chí ngạc nhiên rồi thất vọng , thất vọng nhưng chưa tuyệt vọng bởi “ Hắn lại như hít thấy hơi cháo hành” và khi thị ra về hắn đã “ đuổi theo Thị , nắm lấy tay Thị” như một nỗ lực cuối cùng để níu giữ một chỗ dựa tinh thần , một niềm hy vọng về con đường hoàn lương duy nhất , còn lại của đời hắn . Hành động của Chí chứng tỏ hắn vẫn khao khát tình yêu, thiết tha được làm người lương thiện . Thế nhưng Thị Nở đã : “ gạt ra , lại giúi thêm cho một cái” như tỏ rõ sự cắt đứt dứt khoát , sự cự tuyệt . Lúc này Chí thực sự đau đớn và thất vọng “ hắn nhặt một hòn gạch vỡ , toan đập đầu” . Nhưng “ muốn đập đầu phải uống thật say” và “hắn uống” nhưng “càng uống lại càng tỉnh ra . Tỉnh ra , chao ôi , buồn … Hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành . Hắn ôm mặt khóc rưng rức” . Sự từ chối của Nở đã làm Chí phẫn uất , đau khổ và tuyệt vọng . Rượu đã không thể khoá lấp nỗi đau thân phận . Men rượu và hương vị cháo hành , lưu manh và lương thiện – các cực đối ấy đang va đập , đấu tranh mạnh mẽ , quyết liệt trong Chí , chúng giằng xé tâm can Chí . Chí say nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn đang thấm thía bi kịch của đời mình . Chí đã khóc , khóc cho chính mình , cho sự bất hạnh và sự đau khổ cùng cực của cuộc đời mình – cuộc đời của một “ con người sinh ra làm người mà lại không được làm người”.

Thật nghiệt ngã khi bản tính người ở Chí trỗi dẫy cũng là lúc Chí hiểu rằng mình không hoàn lương được nữa . Chính sự từ chối của Thị Nở đã kéo Chí trở về hiện thực và nhận ra – bằng tiềm thức – kẻ thù của mình trước hết là Bá Kiến . Trong cơn vật vã , đau đớn Chí đã xách dao ra đi . Chí định đến nhà Thị Nở để đâm chết bà cô Thị . “ Hắn lảm nhảm : “ Tao phải đâm chết nó” . Những bước chân vô thức của Chí đã làm Chí “ quên rẽ vào nhà Thị Nở” . Hắn đã đến nhà Bá Kiến , “ trợn mắt” , “ chỉ vào mặt” lão và đòi “ làm người lương thiện” . Những câu nói và câu hỏi liên tiếp , dồn đập của Chí Phèo đối với Bá Kiến “ Ai cho tao lương thiện  ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể lương thiện được nữa . Biết không ! Chỉ có một cách … biết không ! … Chỉ còn một cách là … cái này ! Biết không ! …” cho thấy Chí đang rơi vào tình thế tuyệt vọng , cùng đường không có lối thoát . Chính Bá Kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí và vĩnh viễn không trả lại , Chí đòi lại gương mặt lành lặn của người lương thiện , nhưng nanh vuốt của xã hội tàn bạo ấy đã cào xé , để lại trên gương mặt và thân thể Chí biết bao vết sẹo mà không thể lành lại được . Nhưng nỗi khát khao lương thiện ở Chí đã dâng lên tột đỉnh , nó cao hơn cả tính mạng : Chí uống thật say , xách dao “ chém túi bụi” Bá Kiến để trút căm hờn , đòi kẻ thù phải đền tội ác bằng bốn mạng của nó .

Điều gì đã khiến Chí đến nhà Bá Kiến chứ không phải nhà cô Thị Nở ? Sự thay đổi bắt ngờ này chứng tỏ Chí đã nhận ra kẻ thù của mình . Nhưng nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ , Chí chưa bao giờ quên kẻ đã làm hại cuộc đời của mình . Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chí đã xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến mấy lần để đòi nợ . Dù làm tay sai cho lão cường hào ác bá này nhưng ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí , nó càng bùng lên dữ dội khi anh ta thức tỉnh , thấm thía bi kịch của đời mình . Chí đã lấy dao đâm chết mình để không chấp nhận cuộc sống của một ác thú .

Hành động đâm chết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo là một hành động tất yếu , không phải là hành động mù quáng do hơi men mà là kết quả của việc Chí đã hồi sinh , nhận ra cảnh ngộ oái oăm , trớ trêu của cuộc đời mình . Chí không thể quay lại làm người lương thiện , không thể làm quỷ dữ để đập phá chém giết như trước bởi Chí đã thực tỉnh .

Kẻ thù của hắn đâu chỉ mình Bá Kiến mà là cả cái xã hội phi nhân tính lúc bấy giờ . Chính vì thế , cái chết là tất yếu , là sự giải thoát duy nhất dành cho Chí . Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết . Cái kết cục ấy cũng cho thấy mối xung đột giai cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám . Qua đó tác giả chỉ ra một chân lí giản dị của đời sống “tức nước vỡ bờ” , vừa lên tiếng bênh vực , vừa đòi quyền sống , quyền làm người lương thiện cho người thân nghèo .

Nam Cao đã dành phần lớn các trang viết để khắc hoạ , tô đậm bản chất lương thiện và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành quỷ dũw . Qua đó nhà văn đặt ra vấn đề : cần phải kiên quyết đấu tranh với cái ác , cái xấu để bảo vệ nhân tính , phải quan tâm , nuôi dưỡng phần người trong mỗi con người để cho nó ngày càng lành vững , mạnh mẽ , đủ sức đề kháng và chúng ta luôn sẵn sàng trỗi dậy khi bị tác động .

Miêu tả bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo , Nam Cao đã thành công trong việc miêu tả , phân tích tâm lí nhân vật . Ngòi bút nhà văn đã đi sâu vào những vi mạch sâu kín nhất của thế giới nội tâm , khơi dòng ý thức , tâm lí , làm hiện hình các trạng thái cảm xúc , tình cảm phức tạp khác nhau vừa nối tiếp vừa đan xen trong tâm trí con người , ngôn ngữ sống động gần với lời ăn , tiếng nói hàng ngày , giọng điệu phong phú , cốt truyện hấp dẫn , tình tiết giàu kịch tính và kết cấu độc đáo .

Truyện ngắn Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại , khác với Ngô Tất Tố , Nguyễn Công Hoan , Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng : một bộ phận nông thôn lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá , lưu manh hoá . Nhà văn kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động , đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ , ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình và nhân tính . Chí Phèo là tác phẩm có giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ .

Nguyên nhân khiến Chí Phèo bị cự tuyệt : bà cô thị Nở ngăn cấm ( định kiến xã hội )

Diễn biến tâm trạng của Chí  khi bị cự tuyệt

- Biểu hiện 

+ Thị Nở từ chối tình yêu của Chí Phèo

+ Chí thất chí ,cảm nhận bất thường ,hiểu ra sự thật 

- Hành động 

+Định giết bà cô thị Nở

+ Chí phèo đến nhà Bá Kiến

+ Đòi quyền làm người lương thiện không được 

+ Chí giết Bá Kiến rồi tự vẫn 

=> Chí chết ngay trên ngưỡng cửa làm người

Câu hỏi trong lớp Xem thêm