Thuyết minh về cây đước

2 câu trả lời

Cây đước là thành phần chính của rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. Đây là loài cây ưa mọc trên đất phù sa cận sinh, nhất là đất bùn mịn, có thủy triều lên xuống định kỳ, nước mặn hoặc lợ, khí hậu ấm áp. Đước là sắc mộc có giá trị cao nhất ở rừng ngập mặn Cà Mau.

Đước từ lúc ra hoa đến khi trái chín phải mất 6 tháng, trái đước nảy mầm từ lúc còn treo lơ lửng trên cây, khi rụng xuống được sóng biển trôi dạt khắp nơi, gặp nơi bùn lầy, trái đước trụ lại, rễ non bám vào phù sa, quá trình bén rễ cũng là quá trình nâng trái đước đứng thẳng lên. Sau 20 đến 25 ngày bám rễ trong đất, mầm đước đã có một búp non màu đỏ như lửa và xòe được hai lá xanh đầu tiên.

Từ khi trái đước rụng xuống đến khi khai thác được gỗ phải mất khoảng thời gian 20 năm, độ cao trung bình của đước từ 20 - 25m. Độc đáo của cây đước chính là bộ rễ. Đước có 2 loại rễ: Rễ cọc và rễ phụ. Rễ cọc thì nhỏ nhưng cắm sâu xuống lòng đất, còn rễ phụ (còn gọi là chang đước) thì rất lớn, mọc tua tủa quanh gốc cây, bám sâu vào lòng đất nhão, chính vì vậy mà cây đước luôn đứng vững trên đất sình lầy, gió rung chẳng chuyển, bão lay chẳng sờn.

Đước là loài cây có nhiều giá trị sử dụng: Làm cột nhà, xẻ ván, làm cột đáy bắt tôm cá và đặc biệt là than đước có giá trị kinh tế rất cao, năng lượng tỏa nhiệt chỉ sau than đá.

Ngoài ra, vỏ đước còn có hàm lượng ta-nanh rất cao, là đối tượng chú ý của ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp chế tạo thuốc nhuộm và công nghiệp làm giấy cao cấp…

Cây đước khi đã mọc thành rừng thì không có một loại cây gì có thể chen vào sống chung được nên rừng đước thường có sự phân chia lãnh địa riêng lẻ: đước ra đước, mắm ra mắm, chà là ra chà là… chúng sống chung trong môi trường là đầm lầy ngập mặn chứ không sống chung bên cạnh nhau. Đây cũng là điểm khác biệt của rừng đước so với các loại rừng khác.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cùng với rừng tràm, rừng đước Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là đầu não kháng chiến không những của Cà Mau mà còn là của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Nếu như cây tre là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ thì cây đước, rừng đước là biểu tượng và là niềm tự hào của Cà Mau, bởi ngoài giá trị lâm sinh, nó còn gắn liền với lịch sử và văn hóa của một vùng đất - vùng đất Cà Mau như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng

Gió càng lay càng vững thành đồng”.

Cây Đước mọc ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong vùng bùn lầy của bờ biển, cây thân gỗ nhỏ. Trên thế giới có 82 giống Đước. Đất lầy bãi biển quá nhão, thường xuyên bị thủy triều tấn công khiến cây cối khó sinh sống. Cây Đước nhờ có bộ rễ rất phát trên, trên thân cành lại có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, ngoài tác dụng chống đỡ cho cây, Đước còn có tác dụng thoáng khí và hô hấp.

Đước nở hoa cho quả hình trái lê ngược, quả chín hạt sẽ nảy mầm trong quả, mầm hình trụ tròn dài 20-40cm giống như chân giá đậu xanh. Khi phôi thành thục sẽ rời ra khỏi cây mẹ và rơi xuống bùn, khoảng vài giờ sau mọc rễ và thành cây non, cách sinh sản này gọi là “thực vật thai sinh” (cây đẻ con). Những mầm non không đâm rẽ trong bùn sẽ trôi theo nước biển đến định cư ở nơi khác. Trong mầm non chứa rất nhiều tanin có thể chống mục nát và bị sinh vật biển ăn mất. Nhờ thai sinh, Đước không ngừng sinh sôi nảy nở trên bãi lầy tạo ra một vùng rừng Đước rộng lớn.

Rễ Đước chịu được mặn và hút được dinh dưỡng từ trong nước biển. Lá rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước. Trong lá có tuyến thải muối để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Người ta gọi Đước là cây “máy lọc nước biển thành nước ngọt màu xanh”. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm này của cây Đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển.

Rừng Đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn vào trong đất liền, mà còn mở rộng bờ biển. Đước còn có thể giữ được chất lắng đọng của nước biển, cùng với lá rụng và phân chim, lâu ngày sẽ thành đảo mới hoặc đất liền. Rừng Đước còn là nơi cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua, làm cân bằng sinh thái bờ biền.

Nhớ cho mình 5 sao nha!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước