thuận lợi và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

2 câu trả lời

1. Thuận lợi

- Thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo cơ hội cho Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung ngày càng rõ hơn mô hình, con đường đi lên CNXH.

 - Cơ hội trong hợp tác giao lưu, tìm kiến nguồn vốn, công nghệ và quản lý đối với các nước đi sau.

 - Điều kiện mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ và CNXH.

-  Kinh nghiệm 30 năm đổi mới tạo tiềm lực, cả về vật lực và trí lực. Đây chính là điều kiện và cơ hội cực kỳ quan trọng cho việc vững bước trên con đường XHCN đã được lựa chọn.

- Truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, hiếu học, đề cao tính cộng đồng.

 

2. Khó khăn
- Bế tắc về mặt tư tưởng. Thực sự, trong nhiều năm qua, Đảng đã thành công trong công tác tuyên truyền nhưng không có tiến bộ về nghiên cứu phát triển tư tưởng. Chỉ biết dùng những kiến thức cũ, về cơ bản là đúng, nhưng ở kỷ nguyên mới thì cần nâng cấp.
- Yếu kém trong công tác tổ chức. Quan liêu, tham nhũng ngày càng nhiều. Lãng phí ngày càng tăng. Dẫn đến niềm tin của nhân dân ngày càng suy giảm.
- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội -môi trường, khí hậu toàn cầu ngày càng có nhiều diễn biến bất thường.
- Các thế lực thù địch không ngừng chống phá.
- Tinh thần đấu tranh của cán bộ, đảng viên thực sự là yếu kém đến mức báo động. 

1. Thuận lợi:

- Có định hướng đúng, đi theo qui luật tất yếu của lịch sử (*) và sử dụng nền tảng tư tưởng căn bản là đúng.

- Việt Nam là vùng đất lần đầu tiên nhân loại xây dựng thành công CNXH (vào khoảng gần 400 năm nữa).

- Đảng đã có thành tích trong việc lãnh đạo nhân dân giành độc lập và thống nhất để chứng tỏ vai trò của Đảng. Kinh qua hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước Đảng có nhiều kinh nghiệm.

- Có lãnh tụ sáng suốt (HCM) dẫn lối chỉ đường, ứng hợp với vận mệnh của dân...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước