"Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp (Sóng Hồng)."Hãy làm sáng tỏ điều đó qua người lính thời chiến và thời bình qua 2 tác phẩm đồng chí và tiểu đội xe không kính. Dàn ý thôi cx đc nha mn. Giúp mk vs ajjjjjjj

2 câu trả lời

Dàn ý chi tiết

Mở bài :

- Có thể đi từ giá trị của thơ ca trong cuộc sống => nêu lên vấn đề nghị luận " thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp " => qua hai bài thơ Đồng Chí và Tiểu đội xe Không kính sẽ giúp em làm rõ hơn vấn đề này . 

( Không nên đi từ tác giả tác phẩm Vì sẽ khó đi vào vấn đề nghị luận một cách trôi chảy ) 

Thân bài : 

A. Giải thích 

- sự thể hiện con người : là nói lên những nét đẹp , những phẩm chất của con người .

- thể hiện thời đại chính là hiện thực được khắc họa qua mỗi bài thơ . Nó phản ánh chính xác xã hội đương thời qua ngôn ngữ nghệ thuật của thơ ca .

=> Câu nói trên muốn nói rằng những bài thơ như những bức tranh sinh động vẽ nên những phẩm chất của con người và hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Qua hai tác phẩm Đồng Chí và bài Thơ về Tiểu đội xe Không kính sẽ cho ta hiểu rõ hơn vấn đề này .

B. Phân tích 

#_Lưu_ý:

- chúng ta có thể đi từ xã hội hiện thực tàn khốc liệt của cuộc chiến đến phẩm chất tốt đẹp của con người . Hoặc có thể phân tích theo ý con người rồi đến xã hội 

- khi phân tích về hai bài thơ , chúng ta có thể tách riêng từng bài để phân tích rồi gộp chung để chốt thành vấn đề nghị luận . Tuy nhiên cũng có thể nêu ra cái chung , chỉ ra cái riêng để làm bật lên sự khác biệt của hai tác phẩm ; cuối cùng chốt lại vấn đề nghị luận . ... Và còn rất nhiều cách phân tích khác tùy thuộc vào mạch cảm xúc và giọng văn của mọi người .

# một trong số cách phân tích : 

a) Bài thơ Đồng Chí và Tiểu đội xe Không kính đã khắc họa nên vẻ đẹp của người lính trong cách mạng 

* Người lính chống Pháp trong bài Đồng Chí 

- họ là những người nông dân chân lấm tay bùn , rời xa chính quê hương gia đình để lên đường chống Pháp. 

- họ dành cho nhau tình cảm tốt đẹp : tình Đồng Chí 

-  sống ở nơi rừng thiêng nước độc , thiếu thốn tư trang hỏi bạn luôn sát cánh bên nhau để chống lại giặc ngoại xâm 

( Phân tích tiếp )

* Người lính chống mĩ trong bài thơ về Tiểu đội xe Không kính 

- những người lính chống Mĩ có tư thế ung dung hiên ngang , tinh thần tập trung cao độ cho công việc lái xe trên tuyến đường Trường Sơn 

- họ có một tinh thần lạc quan , yêu đời bất chấp khó khăn gian khổ

- tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó yêu thương 

- lòng yêu nước ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt 

( Phân tích ) 

=> Cả hai bài thơ đều lên những vẻ đẹp thật tiêu biểu của người lính lúc bấy giờ . Dù là ở thời đại nào họ vẫn có được những tình cảm đồng chí đồng đội cao cả thiêng liêng , họ vẫn giữ được trong mình tinh thần bất khuất cùng tấm lòng yêu nước cao cả . Dù là người nông dân mặc áo lính hay là những thanh niên vừa rồi khỏi ghé nhà trường đã bắt đầu mặc lên màu áo xanh thì họ cũng thật đẹp . Họ không chị đẹp chắc những bài thơ mà còn đẹp trong mắt người đọc và nhân dân Việt Nam ..

b ) không chị phải cả hai bài thơ khoảnh khắc họa một cách chính xác về xã hội đương thời 

* Chống Pháp 

- người lính xuất thân từ những vùng quê chó ăn đá gà ăn sỏi , họ đều là những người nông dân khoác lên mình màu áo lính .

- họ sống trong rừng thiêng nước độc , từ chàng thiếu thốn 

=> Một cuộc chiến đầy khốc liệt 

* Chống Mỹ 

- hình ảnh chân thực của những chiếc xe không kính 

- sự nguy hiểm trên tuyến đường Trường Sơn 

....

=> Chốt lại 

C. Nêu lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm , ảnh hưởng của tác phẩm lên tận bây giờ .

Kết bài : khẳng định lại vấn đề nghị luận 

I. Mở bài: dẫn dắt vào vao nhận định cần làm sáng tỏ.

II. Thân bài

1. Giải thích nhận định

- Thơ là thể loại trữ tình phù hợp với mọi cung bậc cảm xúc thi nhân. Bao buồn vui trong đời cảm rung thi sĩ, bao nỗi niềm chất chứa trong tầm can đến lúc mãnh liệt mà “cất lên trang”. Thơ ca là điệu hồn tâm hồn, là những xúc cảm thiêng liêng, mãnh liệt nhất của những người cầm bút.

- Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người.Thơ thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn con người. Ý kiến của nhà thơ Sóng Hồng đã bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người và cuộc sống thời đại đã sản sinh ra nó. Nhưng hiện thực cuộc sống đi vào thơ không phải là hiện thực trần trụi mà nó được thể hiện một cách cao đẹp, nghĩa là ngợi ca, tự hào, yêu mến,...bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết trong cảm xúc và hình tượng thơ.

2. Làm sáng tỏ nhận định

a) Phân tích hình tượng người lính thời chiến trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu. Nêu ý kiến cá nhân về hình tượng này và cách thể hiện của tác giả.

Họ mang vẻ đẹp cao cả của lí tưởng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho Tổ quốc:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Giữa cái khắc nghiệt của chiến tranh, sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai chiến thắng đã giúp các anh đứng vững kiên cường trong những năm tháng đánh giặc. Một nụ cười đậm chất lính được Chính Hữu vẽ lại trong thơ:

“ Miệng cười buốt giá chân không giày”

Điều gì khiến cho những chàng trai quanh năm chỉ quen tay cày tay cuốc ấy đã hăng lên đường cầm súng chiến đấu? Điều gì khiến những chiếc xe không kính ngày đêm lao đi trong mưa bom bão đạn? Điều gì khiến những cô gái vốn yếu mềm có thể hiên ngang chạm vào cái chết vô hình từ những quả bom? Đó chính là lòng chung thủy với quê hương, với mảnh ruộng nhà mình, với vợ con của mình:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”

Vì nghĩa lớn, họ ra đi không tiếc đời mình, bỏ lại sau lưng tất cả những gì thân yêu nhất. Cũng như vậy, ở ngoài mặt trận mà biết Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính chứng tỏ họ đang nhớ quê hương, nhớ người mình thương biết nhường nào! Mối giao cảm đậm đà sâu sắc ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho người lính trên những chặng đường chiến đấu.

Hình ảnh “ Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể về căn bệnh sốt rét rừng nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không có đủ thuốc men để chạy chữa. Và hiện thực khó khăn ấy không chỉ xuất hiện trong thơ Chính Hữu mà trong rất nhiều tác phẩm thơ thời chiến cũng đều có sự góp mặt của căn bệnh này.

K

Và không dừng lại ở đó, người lính còn phải đối diện với cả sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất: “Áo rách vai, quần vài mảnh vá” và “chân không giày”. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, những người lính vệ quốc, họ đã chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động chân thành: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Họ đã truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, cùng dắt tay nhau tiến lên phía trước, vì mục tiêu lí tưởng cách mạng lớn lao, vì hòa bình dân tộc. Và có lẽ tình yêu thương nhau đã lấp đầy khoảng trống, làm dịu vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Điều ấy đã làm cho tình đồng chí thêm keo sơn, gắn bó và hóa thành sức mạnh đoàn kết trong suốt cuộc kháng chiến trường kì.

Nét nổi bật trong bài thơ chính là hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đặc sắc, giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh “súng-trăng” được đặt cạnh nhau khiến người đọc có nhiều liên tưởng: giữa thực tại và mơ mộng, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến sĩ và người thi sĩ. Sự đan cài giữa hiện thực và lãng mạn ấy vừa cho thấy được hiện thực chiến tranh vất vả lại vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính.

b) Phân tích hình tượng người lính thời bình trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Nguyễn Duy. Nêu ý kiến cá nhân về hình tượng này và cách thể hiện của tác giả.

Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm , bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam. Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn dữ vững tư thế hiên ngang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Câu thơ chuyển giai điệu, thanh thản, tự tin:

“ Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

Những từ ngữ chọn lọc “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” thể hiện tư thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận. Tư thế hiên ngang, lòng tự tin của anh bộ đội còn được biệu lộ ở chỗ bất chấp “ bom giật, bom rung” của kẻ thù, vẫn cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của đất nước, những nét đẹp lãng mạng, mặc dù cái chết còn lẩn quẩn, rình rập đâu đó quanh anh. Hình ảnh thơ đẹp, mạnh mẽ:

“ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa, như ùa vào buồng lái”.

Những thiếu thốn, khó khăn vật chất lại càng không ngăn được con đường anh đi tới: “ Không có kính, ừ thì có bụi”; “ Không có kính, ừ thì ướt áo” câu thơ mộc mạc như một lời nói thường ngày đầy dí dỏm, tinh nghịch: “ừ thì có bụi”, “ ừ thì ướt áo” đã giúp ta hiểu thêm về người lính trước những khó khăn gian khổ. Có khó khăn nhưng nào đáng kể gì! Có sao đâu, anh chấp nhận tất cả. Cách giải quyết khó khăn của anh cũng thật bất ngờ, thú vị:

“Chưa cần rửa, phì phèo châm điêu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”;

“ Chưa cần thay ,lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”

Ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống có lý tưởng. Tư thế hiên nghang, lòng dũng cảm đã làm nên sức mạnh của anh bộ đội. Sức mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội vì cạnh anh còn có cả tập thể anh hùng. Từ trong bom đạn hiểm nguy, “tiểu đội xe không kính” được hình thành, bao gồm những con người từ bốn phương chung lý tưởng, gặp nhau thành bạn bè.

“ Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.

Các anh đã cùng chung niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng đội, tình đồng chí. Hình ảnh sinh hoạt ấm tình đồng đội:

“ Chung bát đũa nghĩa là gia đình

Võng mắc chông chênh đường xe chạy”.

Những câu thơ này như tái hiện được những âm điệu vui tươi của bài hát “ Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Tuy mỗi người một tính nhưng ta chung một lòng”. Đọc những câu thơ tiếp theo, ta thấy rõ khó khăn gian khổ càng nhiều hơn chiến tranh càng ác liệt hơn:

“ Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có nước”.

Nhưng dù khó khăn ác liệt đến mấy, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của anh bộ đội vẫn không hề lay chuyển: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Hình ảnh tượng “Chỉ cần trong xe có một trái tim” của bài thơ đã nêu bật được lòng yêu nước và ý chí quyết tâm dành chiến thắng của các anh...

c) So sánh và đối chiếu hai hình tượng người lính thời chiến và thời bình trong hai bài thơ. Nêu những điểm giống và khác nhau về nội dung, hình ảnh, ngôn ngữ, cảm xúc. Nhận xét về sự phản ánh con người và thời đại của hai hình tượng này qua hai bài thơ.

III. Kết bài

Khái quát lại và nhấn mạnh.