Thế nào là tệ nạn xã hội? Hậu quả của tệ nạn xã hội
2 câu trả lời
Tệ nạn xã hội là một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều cá nhân trong xã hội. Một vấn đề xã hội có nhiều phạm trù về chiều sâu cũng như vẻ ngoài. Đó là một vấn đề phổ biến chúng ta thấy xảy ra trong xã hội. Một vấn đề xã hội có thể được coi là một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người và nhiều người cố gắng giải quyết vấn đề này. Nó thường là hậu quả của các yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân và là nguồn gốc của một ý kiến trái ngược nhau trên cơ sở những gì được coi là đời sống cá nhân đúng đắn hoặc không chính xác hoặc đời sống xã hội giữa các cá nhân
TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
-
Tệ nạn xã hội đem lại rất nhiều hệ luỵ và tác hại đến với đời sống của con người. Cụ thể:
– Làm ảnh hưởng đến lối sống văn minh, tự nhiên của con người. Làm tha hoá văn hoá của nhân dân và làm đảo loạn cuộc sống.
– Tệ nạn xã hội kéo theo rất nhiều hệ luỵ và dẫn tới tình trạng cướp, bóc, trộm cắp, các hành vi vi phạm pháp luật. Khi con người có lối sống ưa sẵn và ham chơi sẽ không có khả năng kiếm tiền và thay vào đó là thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật để có tiền vui chơi;
– Về sức khoẻ: Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.
– Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.
– Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật.
– Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.