Thế nào là: Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì
2 câu trả lời
Đáp án:
I/. Dao động tắt dần.
1, Định nghĩa.
- Trên thực tế, bất kì chuyển động nào cũng tạo ra ma sát, làm cản trở chuyển động, biến năng lượng của vật thành nhiệt năng.
- Lấy ví dụ về con lắc lò xo, khi kéo con lắc khỏi vi trị cần bằng, ta có cơ năng W=1/2 kA^2. Càng dao động thì biên độ con lắc lò xo càng giảm và đến một lúc nào đó thì dừng lại. Nguyên nhân là do lực ma sát chuyển hóa thành nội năng giữa con lắc lò xo và giá đỡ. Cơ năng giảm, mà độ cứng không đổi, ta suy ra biên độ của con lắc giảm.
=> Đây là một trường hợp về dao động tắt dần
Định nghĩa dao động tắt dần: Dao động tắt dần là dao động có biên độ (hoặc năng lượng) giảm dần theo thời gian do tác dụng của lực ma sát
Khi lực ma sát càng nhỏ, dao động tắt dần càng chậm, và ngược lại.
Chú ý: Dao động tắt dần càng nhanh theo thứ tự môi trường: không khí, nước, dầu,…(mật độ vật chất trong môi trường càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh)
2, Ứng dụng.
- Dao động tắt dần vừa có lợi vừa có hại tùy vào mỗi trường hợp
- Ví dụ về có lợi: Bộ phận giảm xóc xe máy, bộ phận đóng khép cửa tự động,….
- Ví dụ về có hại: Đồng hồ quả lắc dao động một lúc rồi dừng lại.
II/. Dao động duy trì.
1, Định nghĩa.
- Khi không muốn dao động tắt dần, người ta thực hiện dao động duy trì cho vật.
- Định nghĩa: Dao động duy trì là dao động được cung cấp phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất đi sau mỗi chu kỳ.
- Bộ phận cung cấp năng lượng nằm bên trong hệ
2, Tính chất.
- Dao động duy trì có tần số, chu kỳ, tần số góc giống với dao động điều hòa.
- Từ đây ta có thêm khái niệm dao động tự do: Dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực hay chu kì và tần số của vật chỉ phụ thuộc vào đặc tính riêng của vật (Ví dụ: Con lắc lò xo).
- Người ta còn nói dao động duy trì là sự tự dao động. Bộ phận cung cấp năng lượng nằm trong hệ nên khi ta kích thích lần đầu, vật sẽ tự dao động.
3, Ứng dụng: con lắc đồng hồ,….