thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế tỉnh thanh hóa giúp mink vs

2 câu trả lời

Với diện tích tự nhiên 11.120 km2, dân số trên 3,5 triệu người, Thanh Hóa là tỉnh rộng thứ năm cả nước và đứng thứ 3 về dân số. Là điểm cuối của Bắc Bộ và đầu Trung Bộ lại còn là vùng Tây Bắc nối dài, có rừng, có đồng bằng, có biển và những doi cát chạy dài, Thanh Hóa chính là vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý, tự nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hóa khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Thanh Hóa còn gặp phải khó khăn, bất lợi như: Địa hình trải dài, dân cư một số địa phương phân tán rộng; thiên tai, bão lũ hàng năm gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân… Bám sát đặc điểm đó, trên cơ sở sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang quyết tâm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững.

Điểm nổi bật đầu tiên trong quá trình phát triển của Thanh Hóa đó chính là sự khởi sắc về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Theo thống kê, năm 2018 vừa qua đã đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng của ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ước đạt 95.065 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ, tăng cao nhất từ trước đến nay do có thêm các sản phẩm mới của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy dầu ăn Nghi Sơn và một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ như: Quần áo may sẵn, xi măng, điện sản xuất, thủy sản đông lạnh chế biến, thuốc lá bao, giầy xuất khẩu... Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 94.270 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,76 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, ước đón 8.250 nghìn lượt khách, tăng 15,3% so với cùng kỳ; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư mạnh mẽ, chất lượng các dịch vụ được nâng lên làm thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh. Các dịch vụ về vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng,... tiếp tục có bước phát triển nhanh, mạng lưới ngày một mở rộng, loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

Điểm nổi bật đầu tiên trong quá trình phát triển của Thanh Hóa đó chính là sự khởi sắc về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Theo thống kê, năm 2018 vừa qua đã đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng của ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ước đạt 95.065 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ, tăng cao nhất từ trước đến nay do có thêm các sản phẩm mới của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy dầu ăn Nghi Sơn và một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ như: Quần áo may sẵn, xi măng, điện sản xuất, thủy sản đông lạnh chế biến, thuốc lá bao, giầy xuất khẩu... Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 94.270 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,76 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, ước đón 8.250 nghìn lượt khách, tăng 15,3% so với cùng kỳ; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư mạnh mẽ, chất lượng các dịch vụ được nâng lên làm thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh. Các dịch vụ về vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng,... tiếp tục có bước phát triển nhanh, mạng lưới ngày một mở rộng, loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

   mình hk bt có đúng hk nữa,bạn kham khảo nhé ,nếu sai thì cho mình xin lỗi nha