thế hệ việt nam cần lam gì để trở thành công dân toàn cầu
2 câu trả lời
Có những người sinh ra đã ở trong môi trường hết sức thuận lợi để trở thành công dân toàn cầu.
Ví dụ, nếu như 50 năm trước đây, Hàn Quốc và Việt Nam gần tương đương với nhau về điều kiện kinh tế, thì ngày nay Hàn Quốc đã vượt xa Việt Nam. Nếu bạn sinh ra là người Hàn Quốc, thì sẽ đi được đến 166 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới mà không cần visa (so với Việt Nam: 44), và thu nhập bình quân là hơn 27 nghìn USD một năm (so với Việt Nam: chỉ hơn 2 nghìn USD), và chỉ cần chịu khó học chút ngoại ngữ (mà ở trường dạy rất tốt) và quan tâm đến thế giới là thành công dân toàn cầu.
Nếu bạn sinh ra trong một gia đình giàu có ở Việt Nam, với mức thu nhập còn cao hơn trung bình của Hàn Quốc, thì điều kiệu cho bạn trở thành công dân toàn cầu cũng không đến nỗi tồi. Nhưng nếu bạn là một học sinh của một gia đình bình thường (và hầu hết các học sinh là trong hoàn cảnh này), thì bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại khách quan, và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực và đi đúng hướng để vươn lên thành công dân toàn cầu.
Thứ nhất, bạn cần có được một nền giáo dục tốt, vì đó sẽ là cánh cửa chính để cho bạn thoát khỏi luỹ tre làng. Nhưng bạn cũng biết là điều kiện giáo dục ở Việt Nam cho con nhà nghèo còn rất khiêm tốn, càng lên bậc học cao hơn càng khiêm tốn. Bởi vậy, có lẽ bạn sẽ muốn đi du học nước ngoài.
Du học nước ngoài là chuyện khá tốn kém nếu bạn phải tự trang trải toàn bộ các phí (và gia đình của bạn có thể sẽ không gánh nổi). Như vậy bạn cần tìm học bổng. Để có được học bổng, bạn cần chứng tỏ cho các trường trên thế giới biết là bạn xứng đáng được học bổng.
Ai xứng đáng được học bổng? Đó là những học sinh có triển vọng học tập tốt, làm rạng danh nhà trường. Tức là bạn phải chứng tỏ cho người ta thấy triển vọng của bạn.
Làm sao để người ta đánh giá triển vọng học tập của bạn ra sao? Người ta sẽ dùng một số tiêu chí cơ bản như:
Khả năng về ngôn ngữ. (Muốn học được tất nhiên phải biết tiếng cái đã)
Kiến thức phổ thông nói chung (qua các test, ví dụ như SAT), đặc biệt là khả năng về logic và toán học.
Các thành tích đặc biệt nếu có, và những điều thể hiện tính cách của bạn (ví dụ như tham gia các cuộc thi quốc tế được giải, nổi trội trong các hoạt động có chứng nhận).
Sự giới thiệu của những người có uy tín cao đối với họ.
Tại sao người ta lại chủ yếu dùng toán học (và các môn tự nhiên khác như tin học, vật lý), chứ không phải văn học hay lịch sử để đánh giá bạn? Lý do thứ nhất là, ở bậc phổ thông, văn học và lịch sử mang nặng tính địa phương, còn toán học luôn có tính toàn cầu. Đánh giá bằng kiến thức lịch sử rất khó, còn bằng toán dễ hơn. Lý do thứ hai là, khả năng suy luận một cách có lô gích, có cấu trúc thuật toán (toán – tin học) là thứ mà học ngành nào cũng sẽ cần.
Chính bởi vậy, tuy rằng điều này hơi đem lại bất công cho các môn khác, nhưng trong các môn học thì môn ngoại nhữ và môn toán – tin học chính là hai môn quan trọng nhất giúp bạn có thể trở thành “học sinh toàn cầu”, và đó chính là bệ phóng quan trọng nhất để trở thành công dân toàn cầu tương lai!
Tất nhiên, điều trên không có nghĩa là bạn chỉ nên học toán – tin và ngoại ngữ mà bỏ qua các thứ khác. Bạn vẫn cần các kiến thức văn hoá chung, rèn luyện bản thân để trở thành một con người tử tế, đáng tin cậy, có nền tảng văn hoá cơ bản tốt. Khi đó đi đâu bạn cũng sẽ được chấp nhận.
Có những người sinh ra đã ở trong môi trường hết sức thuận lợi để trở thành công dân toàn cầu.
Ví dụ, nếu như 50 năm trước đây, Hàn Quốc và Việt Nam gần tương đương với nhau về điều kiện kinh tế, thì ngày nay Hàn Quốc đã vượt xa Việt Nam. Nếu bạn sinh ra là người Hàn Quốc, thì sẽ đi được đến 166 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới mà không cần visa (so với Việt Nam: 44), và thu nhập bình quân là hơn 27 nghìn USD một năm (so với Việt Nam: chỉ hơn 2 nghìn USD), và chỉ cần chịu khó học chút ngoại ngữ (mà ở trường dạy rất tốt) và quan tâm đến thế giới là thành công dân toàn cầu.
Nếu bạn sinh ra trong một gia đình giàu có ở Việt Nam, với mức thu nhập còn cao hơn trung bình của Hàn Quốc, thì điều kiệu cho bạn trở thành công dân toàn cầu cũng không đến nỗi tồi. Nhưng nếu bạn là một học sinh của một gia đình bình thường (và hầu hết các học sinh là trong hoàn cảnh này), thì bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại khách quan, và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực và đi đúng hướng để vươn lên thành công dân toàn cầu.
Thứ nhất, bạn cần có được một nền giáo dục tốt, vì đó sẽ là cánh cửa chính để cho bạn thoát khỏi luỹ tre làng. Nhưng bạn cũng biết là điều kiện giáo dục ở Việt Nam cho con nhà nghèo còn rất khiêm tốn, càng lên bậc học cao hơn càng khiêm tốn. Bởi vậy, có lẽ bạn sẽ muốn đi du học nước ngoài.
Du học nước ngoài là chuyện khá tốn kém nếu bạn phải tự trang trải toàn bộ các phí (và gia đình của bạn có thể sẽ không gánh nổi). Như vậy bạn cần tìm học bổng. Để có được học bổng, bạn cần chứng tỏ cho các trường trên thế giới biết là bạn xứng đáng được học bổng.
Ai xứng đáng được học bổng? Đó là những học sinh có triển vọng học tập tốt, làm rạng danh nhà trường. Tức là bạn phải chứng tỏ cho người ta thấy triển vọng của bạn.
Làm sao để người ta đánh giá triển vọng học tập của bạn ra sao? Người ta sẽ dùng một số tiêu chí cơ bản như:
Khả năng về ngôn ngữ. (Muốn học được tất nhiên phải biết tiếng cái đã)
Kiến thức phổ thông nói chung (qua các test, ví dụ như SAT), đặc biệt là khả năng về logic và toán học.
Các thành tích đặc biệt nếu có, và những điều thể hiện tính cách của bạn (ví dụ như tham gia các cuộc thi quốc tế được giải, nổi trội trong các hoạt động có chứng nhận).
Sự giới thiệu của những người có uy tín cao đối với họ.
Tại sao người ta lại chủ yếu dùng toán học (và các môn tự nhiên khác như tin học, vật lý), chứ không phải văn học hay lịch sử để đánh giá bạn? Lý do thứ nhất là, ở bậc phổ thông, văn học và lịch sử mang nặng tính địa phương, còn toán học luôn có tính toàn cầu. Đánh giá bằng kiến thức lịch sử rất khó, còn bằng toán dễ hơn. Lý do thứ hai là, khả năng suy luận một cách có lô gích, có cấu trúc thuật toán (toán – tin học) là thứ mà học ngành nào cũng sẽ cần.
Chính bởi vậy, tuy rằng điều này hơi đem lại bất công cho các môn khác, nhưng trong các môn học thì môn ngoại nhữ và môn toán – tin học chính là hai môn quan trọng nhất giúp bạn có thể trở thành “học sinh toàn cầu”, và đó chính là bệ phóng quan trọng nhất để trở thành công dân toàn cầu tương lai!
Tất nhiên, điều trên không có nghĩa là bạn chỉ nên học toán – tin và ngoại ngữ mà bỏ qua các thứ khác. Bạn vẫn cần các kiến thức văn hoá chung, rèn luyện bản thân để trở thành một con người tử tế, đáng tin cậy, có nền tảng văn hoá cơ bản tốt. Khi đó đi đâu bạn cũng sẽ được chấp nhận.