thái độ của pháp triều đình nhân dân trong cuộc nội chiến

2 câu trả lời

v

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đô Huế, đe dọa sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn.

Triều đình nhà Nguyễn (vua Tự Đức) một mặt đưa quân vào Đà Nẵng chống đỡ, một mặt tích cực tiến hành công tác tổ chức phòng thủ các cửa ải, cửa biển trên đất Thừa Thiên và kinh đô Huế, tổ chức tập trận nhằm đảm bảo sức chống đỡ của kinh đô một khi quân Pháp tiến đánh.

Trong bối cảnh ấy, quân và dân Thừa Thiên ra sức, đồng lòng chống giặc. Từ Huế 2.000 Cấm binh, 200 lính Vũ lâm, 400 lính các vệ ở Hải Vân quan vào Đà Nẵng đánh Pháp. Ngoài ra, triều đình Huế còn lệnh cho quan phủ Thừa Thiên chiêu mộ binh lính lập quân Chiến tâm. Tháng 12/1858, quân Chiến tâm được đổi thành vệ Nghĩa dũng, tăng cường vào Quảng Nam đánh giặc.

Sau 18 tháng tiến công vào Đà Nẵng nhưng không đạt mục tiêu tiến sâu vào nội địa, ngày 23/3/1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút hết lực lượng đưa quân vào tiến đánh phía Nam.

Tuy đuổi được quân Pháp - Tây Ban Nha ra khỏi Đà Nẵng, nhưng sau đó quan quân triều đình không phát huy được sức mạnh giữ nước ở mặt trận phía Nam, nên từ năm 1860 đến 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long lần lượt thất thủ. Trước sức ép của quân Pháp, triều đình Huế đã đồng ý ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với 12 khoản, cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho Pháp.

Nhân dân Thừa Thiên Huế cũng như nhân dân cả nước vô cùng phản đối sự nhân nhượng, cắt đất cho giặc của triều đình nhà Nguyễn. Nguy cơ mất nước đang trở thành mối đe dọa hết sức nặng nề.

Việc mất 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ đã phô bày sự yếu kém về nhiều mặt của đất nước và năng lực hạn chế của triều Nguyễn. Trong bối cảnh đó, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước rất muốn thực hiện việc canh tân đất nước nhằm tạo thực lực, đẩy mạnh tự cường đưa đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm.

Huế với vị trí là Kinh đô của cả nước, mặc nhiên trở thành trung tâm của trào lưu canh tân đất nước - nơi những nhà cải cách khắp đất nước cũng như ở tại địa phương tập trung để bàn luận, trao đổi tân thư, soạn thảo và dâng các bản kiến nghị cách tân lên triều đình Huế. Các bản kiến nghị đề cập canh tân đến nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng, pháp luật, văn hóa giáo dục... Thành phần đề xướng trào lưu cải cách khá đa dạng từ người Thiên chúa giáo, người có học bình thường, nho sĩ, người đỗ đạt, quan lại bị cách chức..., Ở Thừa Thiên Huế nổi bật có Đặng Huy Trứ và Nguyễn Lộ Trạch.

Tuy nhiên, triều đình Huế đã không thực hiện cải cách trên quy mô lớn, rất rụt rè và mang tính thăm dò, tiến hành cải cách rời rạc, cấp thời, chiếu lệ và không triệt để. Hệ quả là cả trào lưu canh tân và công cuộc cải cách của triều đình Huế đi đến thất bại hoàn toàn.

*Thái độ:

 - Nhân dân :sôi sục ý chí căm thù giặc

 - Triều đình Huế: không tỏ rỏ thái độ chống hay hoà

*Hành động:

 -  Nhân dân: Tự trang bị vũ khí, tự động chống giặc

 - Triều đình Huế: Không tích cực, quyết tâm chống Pháp, chỉ bảo vệ quyền lợi cho dòng họ, giai cấp

#DucNguyen2007

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước