Tại sạo tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua?

2 câu trả lời

* Tụ điện không cho dòng điện 1 chiều đi qua tụ

+ Với điện áp một chiều thì tụ hoàn toàn cách điện vì áp một chiều có tần số F = 0 Hz mà Dung kháng của tụ lại phụ thuộc vào tần số theo công thức Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C) khi tần số F = 0 Hz thì dung kháng Zc = vô cùng, do đó tụkhông dẫn điện một chiều .

* Tụ điện có cho điện áp xoay chiều đi qua, vì 

+ Tụ điện cho điện áp xoay chiều đi qua vì điện áp xoay chiều có tần số > 0 do đó dung kháng của tụ < vô cùng, khi đó tụ dẫn điện như một điện trở (nhưng tụkhông tiêu thụ công xuất nhưđiện trở ). tần sốđiện xoay chiều càng cao hoặc điện dung tụ càng lớn thì Zc (dung kháng) càng nhỏ và điện áp đi qua tụ càng dễ dàng.

Nói tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua là vì:

Lớp điện môi của tụ điện là chất cách điện. vì thế nó không dẫn điện. 

Khi bạn đặt tụ vào điện áp một chiều, ngay lập tức có dòng điện từ điện áp này nạp đầy cho tụ, khi tụ đã nạp đầy rối thì dòng sẽ tiến về 0. Vì vậy người ta nói tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua. 

Tuy nhiên khi đặt lên hai đầu tụ một điện áp xoay chiều, thì sẽ có dòng điện nạp vào tụ khi điện áp đặt vào cao hơn điện áp của tụ, và dòng điện từ tụ xả ra khi điện áp bên ngoài thấp hơn, hay ngược dấu với điện áp của tụ. 

Ngay cả điện áp một chiều có trị số nhấp nhô thay đổi biến thiên tuần hoàn đặt lên hai đầu tụ, cũng có dòng điện này. Thành phần gợn sóng đó cũng gọi là thành phần xoay chiều của điện áp. Tuy nhiên dòng điện đó chỉ phụ thuộc vào mức độ nhấp nhô của điện áp (phụ thuộc vào thành phần xoay chiều) mà không phụ thuộc vào độ lớn trung bình của điện áp đó (thành phần một chiều) 

Vì có dòng điện nạp xả liên tục, thay đổi theo thành phần xoay chiều, nhưng không phụ thuộc vào thành phần một chiều, nên người ta nói tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua, và cản dòng một chiều..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm