Tại sao truyện ngắn 2 đứa trẻ k có nhân vật điển hình

2 câu trả lời

 Hà Vân

Muốn xây dựng được nhân vật điển hình, phải xác định được hoàn cảnh điển hình, tức là hoàn cảnh xã hội tiêu biểu nhất, từ đó nhân vật mới bộc lộ được đầy đủ và sâu sắc tính cách của mình. Hai đứa trẻ là 1 truyện nhưng " không có truyện' ", không có cốt truyện cụ thể, không có sự việc cao trào nên nhân vật trung tâm không thể bộc lộ bản chất tính cách. Hai đứa trẻ chỉ đơn thuần  miêu tả lại đời sống ngột ngạt nơi phố huyện nghèo, không đi vào chuyện áp bức bóc lột cũng không kể tỉ mỉ cảnh ngộ thương tâm mà chỉ lặng lẽ đưa ra những hình ảnh tầm thường quen thuộc ở 1 phố huyện nghèo qua con mắt của 1 cô bé. Do vậy, không hề có hoàn cảnh xã hội dồn nhân vật đến chân tường, nên nhân vật cũng chỉ sống 1 cuộc đời bình thường thậm chí tầm thường, từ đó không thể bộc lộ bản chất của mình. 

 

Vì khái niệm nhân vật điển hình là khái niệm dành cho văn học hiện thực. Văn học hiện thực gắn với đau khổ, bi kịch của con người, trong một xã hội thối nát ( hoàn cảnh điển hình) và từ đó nhà văn mới có thể xây dựng nhân vật điển hình. Nhân vật điển hình ấy là Jang van giăng, là Quasimodo... COn người bị hoàn cảnh đẩy vào đường cùng.

Còn Hai đứa trẻ là một truyện ngắn lãng mạn không có cốt truyện. Văn học lãng mạn với nhân vật của mình nhằm khẳng định niềm tin vào bản chất tốt đẹp tươi sáng của con người và con người hoàn toàn lớn hơn hoàn cảnh nên vượt lên được hoàn cảnh. Hoàn cảnh của cây bút lãng mạn là đời sống tù túng nhưng có niềm tin, có hi vọng. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm