TẠI SAO GỌI NGUYỄN KHOA ĐIỀM LÀ NHÀ THƠ TRỮ TÌNH CHÍNH LUẬN?

1 câu trả lời

Bước 1 : Nêu vấn đề nghị luận – giới thiệu tác giả và tác phẩm, đoạn trích Đất Nước
Bước 2 :  Giải thích
            -Chính luận: Đoạn thơ có thiên hướng chính luận khi nhà thơ bộc lộ quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và muốn chia sẻ nhận thức, thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng đắn khách quan của nhưng quan niệm tư tưởng đó. Tính chiến luận có tính chiến đấu cao và tính cá nhân sâu sắc.
            - Trữ tình: Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
            - Đoạn thơ Đất Nước là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố Chính luận  Trữ tình, giữa lí trí và tình cảm. Đoạn thơ mang đậm chất suy tưởng, triết lý.
Ý 2: Phân tích
            1. Tính chính luận để thể hiện trong đoạn trích Đất Nước:
            - Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh vùng đô thị miền Nam để phá tan âm mưu của Mỹ - Nguỵ
            - Khẳng định tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân
            - Đất Nước được cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ từ nhiều gốc độ: Văn hoá, lịch sử, con người, địa lí,…
            - Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.
            2. Tính trữ tình được thể hiện đậm nét trong đoạn thơ:
            - Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của tác giả.
            - Yêu nước chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, con người lao động – chủ nhân của lịch sử đất nước.
            - Niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiện, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo nên.
            - Bộc lộ cách cảm, một giọng điệu riêng rất Nguyễn Khoa Điềm.
            3. Tính chính luận  Tính trữ tình kết hợp trong đoạn thơ và hiệu quả nghệ thuật của sự kết hợp đó:
            (Chọn phân tích một đoạn thơ tiêu biểu trong bài Đất Nước và chỉ rõ sự kết hợp của hai yếu tố đó)
            - Đoạn “Những người vợ nhớ chồng…. đã hoá núi sông ta” :
            + Đoạn thơ thấm đẩm chất trữ tình. Ở đó nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng sâu sắc những cuộc đời, những con người đã hoá thân một cách cao đẹp vào hình hài của Đất Nước. Cảm xúc đó bộc lộ thật dạt dào nồng nàn và tha thiết.
            + Lời thơ là lời tâm tình giữa anh, em, giữa ta với người. Nhưng đoạn thơ cũng là một lập luận nhằm thuyết phục và chia sẻ nhận thức : Thiên nhiên, lịch sử, văn hoá… của Đất Nước. Tất cả đều do nhân dân xây dựng, tất cả là của nhân dân. Nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia (Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non Nghiên,…) liệu nơi nào lại không hiện diện hình ảnh nhân dân ?
            + Tính chính luận làm cho nội dung tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động, truyền cảm, biến tưu tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Sự kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần  nhuyễn, hiệu quả thực không dễ, nhưng NKĐ đã làm được. Đó là thành công lớn của đoạn trích Đất Nước.
Bước 4 : Đánh giá 
- Nhìn nhận Đất Nước của NKĐ từ sự kết hợp hai yếu tố chính luận  trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bài thơ này. Đoạn thơ là sáng tạo nghệ thuật nổi bật của tác giả trong đoạn trích Đất Nước nói riêng và thiên trường và Mặt đường khát vọng nói chung.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm