Tại sao Đông Nam Á là khu vực xảy ra hiện tượng sóng thần này
2 câu trả lời
Ở Nam Á và Đông Nam Á phát triển ranh giới tiếp xúc của 3 mảng: Mảng Âu - Á, mảng Ấn - Australia và mảng Thái Bình Dương, với hai kiểu là đới hút chìm và đới đụng độ. Ở ranh giới tiếp xúc này xảy ra quá trình một bộ phận của mảng này chúc chìm xuống dưới mảng kia, gây ra một quá trình nén ép cực mạnh, khi đạt đến ngưỡng tới hạn sẽ gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa, sóng thần... Độ sâu của tâm động đất có thể từ 60-70 km đến 100-120 km. Động đất ở Nam Á và Đông Nam Á bị chi phối bởi quá trình đụng độ và hút chìm này. Động đất mạnh ở Nam Á đã xảy ra và sẽ còn xảy ra.
Số liệu đo vận tốc va chạm của các mảng cho thấy khả năng xảy ra ngày một mạnh lên, chưa có biểu hiện gì của sự ngừng nghỉ. Cường độ động đất trong các thập kỷ vừa qua dường như chỉ ra rằng, đới động đất ở Tây Nam Á (khu vực Hindu Kush) mạnh hơn đới phía Đông (khu vực Himalaya)
( Mk cũng ko chắc nhưng cho mk ctlhn nhé)
vì Đông Nam Á có nhiều núi lửa hoạt động,nằm gần ven biển Thái Bình Dương,biển sẽ tạo ra các cơn địa chấn làm lớp đá ngầm rung chuyển,khi đó núi lửa phun trào và sóng thần dâng đến khiến hiện tượng này xảy ra nhiều ở Đông Nam Á