Tại sao cuối mùa đông gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng trong khi đó Việt Nam lại hầu như không bị ảnh hưởng

2 câu trả lời

1>Gió mùa đông bắc ko chỉ bị chi phối bởi áp cao Xibia đâu bạn, áp cao này thực sự ảnh hưởng mạnh vào đầu và giữa mùa (11-12-1) khi cái lạnh tràn về lục địa Bắc Á. Gió lúc này đi trực tiếp từ lục địa ra nên mang tính chất lạnh khô (điển hình).

2>Nửa sau mùa đông (2-3), áp thấp Aleut bắt đầu hình thành ở ngoài khơi Thái Bình Dương, làm cho khối khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển Nhật Bản và biển Đông Trung Hoa (Đông Hải) vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm.

3>Trên đường di chuyển qua biển này, khối khí bắt đầu bị biến tính mạnh, nhiệt độ tăng và nhận thêm nhiều hơi nước để đạt độ ẩm tương đối tới 90%.

=>Vào cuối mùa, thời tiết ấm và ẩm hơn. Lượng ẩm cao gây mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Còn ở miền Nam! có bị ảnh hưởng đôi chút đấy, nhưng ko sâu sắc như miền Bắc, do gió Đông Bắc đã giảm tính chất, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã rồi=> trong thời điểm này, ở miền Nam, Tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Nam Trung Bộ, trong khi đó Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

- Cuối mùa đông , áp thấp A-lê-út hình thành trên đại dương hút gió khiến áp cao Xi-bia mở rộng về phía Đông => do vậy gió mùa Đông Bắc lệch hướng đi qua biển nên được tăng cường ẩm => đem lại hiện tượng mưa phùn cho vùng ven biển Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

- Càng xuống phía nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu dần và gần như bị chăn lại ở dãy Bạch Mã => do vậy khu vực miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm