tại sao cây ăn quả trồng bằng hình thức chiết cành lại giống y như ban đầu còn cây ăn quả trồng bằng hạt lại khác cây ban đầu

2 câu trả lời

$-,$ Cây ăn quả trồng bằng hình thức chiết cành lại giống y như ban đầu vì:

$+,$ Nguyên phân thường được áp dụng trong giâm, chiết, ghép mà kết quả của nguyên phân là tạo ra các tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ `->` Giải thích được sự giống nhau khi sử dụng phương pháp chiết cành

$-,$ Cây ăn quả trồng bằng hạt lại khác cây ban đầu vì:

$+,$ Đây là kết quả của sinh sản hữu tính `->` Phát sinh ra nhiều biện dị tổ hợp làm xuất hiện các kiểu hình khác nhau. Góp phần cho quá trình tiến hóa và chọn giống

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do đó người ta dùng phương pháp giâm, chiết, ghép với cây ăn quả vì :

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

bạn kham khảo nhé!!!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm