Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca về thiên nhiên và con người trong kháng chiến. Hãy phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ nhận định này.
2 câu trả lời
** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé**
** Dàn ý
A.Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung đoạn trích
- Nêu ý kiến
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Khúc tình ca về thiên nhiên
- “Hoa” là cách nói của nghệ thuật tượng trưng cho thiên nhiên và cũng là một bộ phận của thiên nhiên.
- Mùa đông xuất hiện bằng màu một gam màu lạnh- nền xanh mênh mông tĩnh lặng của rừng già gợi ra một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, xa vắng.
- Một mùa xuân tràn ngập màu trắng của hoa mơà gợi sự dịu dàng, tinh khiết, thanh bạch, mộng mơ của tạo vật.
- Ve kêu gọi hè, hè về là rừng phách chuyển màu, ve kêu gọi hè.
- Đêm thu có ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành khung cảnh huyền ảo.
2. Hình ảnh con người Việt Bắc
- Con người là hình ảnh luôn được đan cài, xen kẽ, hoà hợp với thiên nhiên. Con người gắn bó khăng khít với thiên nhiên làm cho thiên nhiên bớt vẻ hoang sơ và thêm có hồn.
- Tình cảm của những con người miệt mài, chăm chỉ với công việc, lặng lẽ cưu mang trong mình những rung động, cảm xúc trước đất trời, trước cuộc đời.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Suy nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Trong niềm vui thắng lợi và đón nhận cuộc sống thanh bình,nhà thơ vẫn không quên tình nghĩa gắn bó trong những năm gian khổ đã qua và coi đây là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho những ngày hiện tại và tương lai. Có thể nói, bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca và cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.
Bức tranh thiên nhiên ấy mở đầu bằng mùa đông. Không phải tự nhiên nhà thơ lại chọn mùa đông mở đầu cho bức tranh ấy, theo lẽ thường thì xuân hạ thu rồi mới đến đông. Thế nhưng ở đây nhà thơ chọn mùa đông trước vì đây chính là khoảng thời gian mà người cách mạng đến với Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Bức tranh thiên nhiên mùa đông được tô điểm bằng hình ảnh của những bông hoa chuối rừng. Trên nền rừng xanh ngát những bông chuối màu đỏ tươi nở rộ như tô thắm cả một cánh rừng. Nói đến mùa đông người ta thường nghĩ đến những khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, cây lá rụng cành lìa gốc mà rơi vậy mà ở xưa Việt Bắc này màu sắc lại tươi đẹp đến thế. Trên nền cảnh tươi sáng ấy con người xuất hiện với hình ảnh lao động. Trên đèo cao ánh nắng ban chiếu vào con dao gài ở thắt lưng người Việt Bắc khiến cho con dao sáng lên. Đèo cao đấy, con người nhỏ bé thật đấy nhưng con người vẫn cao hơn đèo. Ở đây ta có thể thấy sự làm chủ thiên nhiên, sự chủ động của người Việt Bắc.
Tiếp theo là bức tranh mùa xuân, nơi Việt Bắc thân yêu của nhà thơ những cảnh vật mùa xuân hiện lên là hoa mơ trắng và người đan nón:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ ai đan nón chuốt từng sợi giang"
Việt Bắc mùa xuân đến hoa mơ trắng nở rộ khắp cánh rừng, nó mang đến cho thiên nhiên một cảnh đẹp nền nã, dịu dàng. Những cánh trắng hoa mơ trước ánh nắng nhẹ nhàng của mùa xuân trở nên tinh khiết và trong trắng làm sao. Người chiến sĩ cách mạng trước cảnh đẹp nên thơ ấy lại nhớ đến hình ảnh người Việt Bắc chăm chỉ kiên trì chuốt từng sợi giang đan nón. Ở đây ta thấy được vẻ đẹp chăm chỉ, bền bỉ và kiến trì của con người Việt Bắc.
Mùa xuân qua đi mùa hạ lại về, hoa mơ được thay thế bằng rừng phách, màu trắng được thay thế bằng màu vàng - màu đặc trưng của mùa hạ. Đặc biệt trong cảnh ngày hè ấy không thể thiếu âm thanh của những dàn đồng ca mùa hạ là tiếng của những chú ve:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ con em gái hái măng một mình"
Nhà thơ sử dụng thật đắt, thật hay từ "đổ", nối tiếp câu thơ tả cảnh mùa xuân, mùa hè hiện ra như đổ màu vàng thay thế cho cánh rừng hoa mơ trắng. Cánh rừng ấy đang ngả mình đón mùa hè với màu sắc khác biệt, rực rỡ hơn. Người chiến sĩ nhớ người con gái Việt Bắc hái măng một mình. Hai từ "một mình" cho ta thấy sự nguy hiểm luôn dình dập bên cạnh cô gái nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự gan góc, dũng cảm của người em gái Việt Bắc.
Cuối cùng là bức tranh mùa thu, bức tranh ấy hiện lên với những hình ảnh của ánh trăng và tiếng hát của người thủy chung:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Mùa thu là mùa của ánh trăng, nếu trước đây Hồ Chí Minh từng viết:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Thì nay Tố Hữu đã được "Rừng thu trăng rọi hòa bình". Trước đây Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của đất nước còn lo nỗi nước nhà trước ánh trăng đẹp thì giờ đây ánh trăng nơi Việt Bắc đã là ánh trăng của hòa bình. Ánh trăng ấy mang ánh sáng của niềm tin yêu cuộc sống,của sự ấm no yên bình. Người Việt Bắc hiện lên với những tiếng hát tình nghĩa thủy chúng. Người chiến sĩ và người Việt Bắc có thể tạm thời phải chia li nhưng nhưng trong lòng cả hai bên vẫn luôn nhớ về nhau với những kỉ niệm đẹp.
Có thể nói nhà thơ Tố Hữu đã rất thành công khi vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bốn mùa nơi Việt Bắc núi cao, đèo lớn. Những hình ảnh thiên nhiên ấy gắn liền với hai từ Việt Bắc, con người nơi đây hiện lên với những nét đẹp tâm hồn và tính cách chăm chỉ, kiên trì, làm chủ, gan góc, tình nghĩa. Những đức tính ấy cũng góp phần làm nên chiến thắng cho dân tộc ngày hôm nay.
*Bạn có thể tham khảo nha*
1. Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu chung
+ Giới thiệu về tác giả - tác phẩm
2. Thân bài
- Nói một số nét về tác phẩm
+ Khúc hùng ca: Là khúc ca hào hùng còn gọi là bản anh hùng ca. Việt Bắc là khúc hùng ca: Việt Bắc là khúc ca hào hùng, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
+ Khúc tình ca: Là khúc ca ân tình thể hiện tình cảm yêu thương thắm thiết còn gọi là bản tình ca. Việt Bắc là khúc tình ca: là bài ca trữ tình, dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình của cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến, của nhân dân đối với Đảng, nhà nước, dân tộc và Bác Hồ.
- Phân tích để thấy rõ điều đó:
*Nội dung:
+ Việt Bắc là bàn hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Việt Bắc là bản tình ca ân tình cách mạng của những con người kháng chiến
*Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ bình dị, gần gũi
+ Thể thơ lục bát có âm hưởng trữ tình vang vọng, thắm thiết
3. Kết bài
- Đánh giá chung
- Khẳng định về bài thơ Việt Bắc
- Suy nghĩ của bản thân
2. Bài tham khảo:
Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác năm 1954 và được xuất bản trong tập thơ mang tên Việt Bắc. Về nội dung, là một bài thơ trữ tình cách mạng, Tố Hữu đã diễn tả một cách hình tượng hóa trong bài thơ Việt Bắc mối tình trong 15 năm của hai nhân vật văn học là chiến khu Việt Bắc với người cán bộ cách mạng, như một mối tình riêng mà người cán bộ cách mạng và Việt Bắc là đôi bạn tình.
Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần tiếp theo nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước. Và cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng lời ca ngợi công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng."
Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc.
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình"
Việt Bắc mùa xuân đến hoa mơ trắng nở rộ khắp cánh rừng, nó mang đến cho thiên nhiên một cảnh đẹp nền nã, dịu dàng. Những cánh trắng hoa mơ trước ánh nắng nhẹ nhàng của mùa xuân trở nên tinh khiết và trong trắng làm sao. Người chiến sĩ cách mạng trước cảnh đẹp nên thơ ấy lại nhớ đến hình ảnh người Việt Bắc chăm chỉ kiên trì chuốt từng sợi giang đan nón. Ở đây ta thấy được vẻ đẹp chăm chỉ, bền bỉ và kiến trì của con người Việt Bắc.
"Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."
Việt Bắc là khúc tình ca, là bài ca trữ tình, dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình của cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến, của nhân dân đối với Đảng, nhà nước, dân tộc và Bác Hồ của chúng ta.
Có thể nói nhà thơ Tố Hữu đã rất thành công khi vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bốn mùa nơi Việt Bắc núi cao, đèo lớn. Những hình ảnh thiên nhiên ấy gắn liền với hai từ Việt Bắc, con người nơi đây hiện lên với những nét đẹp tâm hồn và tính cách chăm chỉ, kiên trì, làm chủ, gan góc, tình nghĩa. Những đức tính ấy cũng góp phần làm nên chiến thắng cho dân tộc ngày hôm nay.
Việt Bắc phản ánh đậm nét hình ảnh tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thời đại cách mạng. Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến vào con người kháng chiến, đỉnh cao nghệ thuật của thơ Tố Hữu. Thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc.
Qua bài thơ, Tố Hữu nhắn nhủ chúng ta rằng: hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.