Suy nghĩ của em về quan hệ quốc tế hiện nay

2 câu trả lời

Quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong số những quan hệ lớn cần được nghiên cứu, tổng kết và có cách thức giải quyết tốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, khẳng định: Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: Đặc biệt chú trọng xử lý và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;…

Thực tiễn hai nhăm năm đổi mới vừa qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trong quá trình chuyển đổi và phát triển trong nhiều thập kỷ vừa qua cho thấy giải quyết tốt các vấn đề về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia dân tộc. Từ thực tiễn giải quyết quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ấy có thể sơ bộ rút ra một số vấn đề

 Hoàn toàn có thể lấy năm 1986 làm điểm mốc bắt đầu sự nghiệp đổi mới nước ta. Nhưng, trong thực tế không thể nói Việt Nam bắt đầu bằng đổi mới kinh tế hay đổi mới chính trị. Nói đổi mới kinh tế trước hay đổi mới chính trị trước chỉ mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào quan hệ hoặc bối cảnh cụ thể, còn trong thực tế không thể có việc thuần túy đổi mới kinh tế trước hay thuần túy đổi mới chính trị trước. Kể từ năm 1986 đến nay chúng ta lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, then chốt, đổi mới chính trị tiến hành từng bước, “chậm hơn”, “đi sau” so với đổi mới kinh tế. Thực tiễn chứng tỏ điều đó hoàn toàn đúng đắn. Nhưng trong giai đoạn tiếp theo thực tiễn đang đòi hỏi phải đổi mới chính trị với tốc độ nhanh hơn, toàn diện hơn, đồng bộ hơn, hài hòa hơn, “cởi trói” để giải phóng các tiềm năng xã hội làm cho kinh tế phát triển mạnh hơn, đời sống xã hội vận động nhanh hơn. Cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và và đổi mới chính trị. Đổi mới tiếp theo về chính  trị là phải đổi mới cả ý thức chính trị và tư duy chính trị. Việc đổi mới đường lối cần phải được tiến hành đồng thời vừa trên cơ sở nghiên cứu lí luận, vừa trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. Điều đó, một mặt, giúp chúng ta tránh được chủ quan, giáo điều sách vở, mặt khác, tránh được chủ nghĩa kinh nghiệm, thiếu nhìn xa trông rộng, chỉ thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động. Điều này cũng là hợp lôgíc với nguyên tắc đổi mới kinh tế đi trước một bước so với đổi mới chính trị. Những đổi mới về kinh tế của chúng ta sẽ không thể tiến triển thêm được nữa nếu chúng ta không tiếp tục đổi mới về chính trị. Đổi mới về chính trị, trước hết là đổi mới về đường hướng phát triển, đổi mới về chính sách, đổi mới về luật pháp và sau đó chúng ta phải tính đến việc đổi mới cả hệ thống chính trị. Cần có sự đổi mới có tính cách mạng trong lĩnh vực lý luận chính trị và đường lối đổi mới chính trị để cho “đổi mới” phát triển một cách toàn diện, đúng hướng, và bền vững. Có thể nói rằng thể chế kinh tế mới hình thành là không thể đảo ngược và nó đang chờ sự mở đường tiếp theo của cải cách chính trị trước ngả ba đường. Một ngả là chính trị tiếp tục bảo thủ, trì trệ, thì kinh tế rơi vào tình trạng tiếp tục ách tắc, lạc hậu. Một ngả là đổi mới chính trị chệch hướng thì kinh tế sẽ phát triển theo hướng TBCN. Một ngả là đổi mới chính trị đúng hướng, thích hợp và có hiệu quả, thì kinh tế sẽ phát triển theo “định hướng XHCN”. Tuy nhiên muốn có đường lối chủ trương đổi mới chính trị một cách đúng đắn, trước hết cần có sự soi sáng của lý luận. Nhưng vấn đề cụ thể về lý luận chính trị của thời đại chúng ta, ở đất nước chúng ta, Mác, Lênin và Hồ Chí Minh chưa thể giải quyết được một cách toàn vẹn, thế hệ hôm nay phải nghiên cứu, sáng tạo để giải quyết. Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, sáng tạo con đường phát triển của Việt Nam phù hợp với trào lưu lịch sử thế giới. Chỉ có như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị mới thực sự có cơ sở khoa học, đất nước mới có thể phát triển một cách toàn diện đúng hướng và bền vững. Nền kinh của chúng ta phát triển nhanh nhưng còn què quặt.

Nền kinh tế và sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay vẫn lệ thuộc một chiều và quá mức vào thế giới bên ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập các nền kinh tế lệ thuộc nhau là tất yếu. Nhưng, vấn đề là không lệ thuộc một chiều và thụ động như hiện nay mà lệ thuộc hai chiều và chủ động. Năng lực cạnh tranh thấp, hệ thống công nghệ sản xuất nói chung vẫn rất lạc hậu, v.v... Chính vì vậy cần có những đột phá tiếp tục trong tư duy luận về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Nếu không có những đột phá tính cách mạng kiểu như đổi mới tư duy 1986, chúng ta khó có thể đi nhanh, đi tắt đón đầu, phát triển rút ngắn.

Điều đó có nghĩa rằng những năm tới chúng ta không thể chỉ đẩy mạnh đổi mới chính trị mà phải đồng thời tiếp tục đổi mới kinh tế. Nhưng để đổi mới kinh tế mạnh hơn, đồng bộ và toàn diện hơn, có hiệu quả và để kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, cần đổi mới chính trị bằng những đột phá trong quan điểm lý luận chính trị. Chủ trương đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân trong Đại hội X là một đột phá. Nhưng chúng ta cần nhiều đột phá trong tư duy lý luận chính trị hơn nữa.

Suy nghĩ của em về quan hệ quốc tế hiện nay ?

=> Hiện nay đã có nhiều định nghĩa về quan hệ quốc tế, nhưng tựu trung thì có các định nghĩa sau:  Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Mọi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do.

Mình xin hay nhất ạ ><

Câu hỏi trong lớp Xem thêm