suy nghĩ của anh chị về câu nói Khalil gribran : " cuộc sống là tăm tối, trừ phi được khích lệ ; khích lệ là mù quáng , trừ phi có tri thức; tri thức là uổng phí trừ phi có lao động "
2 câu trả lời
Em tham khảo nhé
Từ xa xưa, con người đã biết lao động để có thể tạo ra của cải vật chất để phục vụ lợi ích cho bản thân mình. Những hình thái đầu tiên như săn bắt, hái lượm là lao động thô sơ và cho đến ngày nay khi tri thức xuất hiện, lao động dần trở nên thay đổi theo hướng tích cực hơn. Khalil Griban cũng đã từ nói về lao động, đó là " Cuộc sống là tăm tối, trừ phi được khích lệ ; khích lệ là mù quáng , trừ phi có tri thức; tri thức là uổng phí trừ phi có lao động ".
Để hiểu hết giá trị của câu nói, trước hết ta cần hiểu một số từ ngữ. Trước hết, dó là từ " khích lệ". Khích lệ ở đây được hiểu là những sự động viên, tác động đến tinh thần làm cho người được động viên có thêm sự hứng khởi, cố gắng. Sự khích lệ, động viên được xem là món quà ý nghĩa, đôi khi có tác động, ảnh hưởng đến cả đời người. Tuy nhiên " khích lệ là mù quáng", vậy " mù quáng là gì? Đó là sự thiếu lí trí sáng suốt đến mức không phân biệt phải trái. Và lúc ấy, con người cần đến tri thức. Tri thức là nhưgx sự hiểu biết , là kĩ năng có được về đối tượng nào đó thong qua lao động, thực hành, học tập. Cuối cùng, con người phải biết ứng dụng tri thức vào lao động. Vậy 'lao động" có nghĩa là gì? Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người.Lao đọng là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. Bằng cách nói diễn giải rõ ràng, câu nói đã đưa đến cho con người bài học quý giá. Trong cuộc sống con người cần phải được khích lệ, cần có tri thức nhưng quan trọng nnhất là phải biết lao động, biết áp dụng tri thức và khích lệ đó vào lao động.
Câu nói được trích trong bức thư gửi Jack Ma là hoàn toàn xác đáng và là những kinh nghiệm quý báu được đúc rút qua nhiều trải nghiệm. Trước hết, tại sao " cuộc sống là tăm tối, trừ phi được khích lệ". Qua vế câu này có thể thấy giá trị to lớn của sự khích lệ . Bởi lẽ cuộc sống vốn không phải lúc nào cũng bằng phẳng ,luôn trải thảm nhung hay hoa hồng mà trái lại luôn ẩn chứa chông gai, thử thách. Đối mặt với nó, con người thực sự rất cần những lời động viên, khuyến khích từ phía người khác. Lời động viên ấy sẽ khích lệ tinh thần mỗi người, khiến cho họ có niềm tin vào bản thân mình hơn và có những suy nghĩ tích cực, lạc quan về tương lai. Khi đối mặt với những chông gai phái trước, lẽ thường con người sẽ cảm thấy bi quan, tuyệt vọng và có thái độ tiêu cực. Nếu cứ duy trì tình trạng ấy thì cuộc sống tăm tối chẳng khác nào địa ngục. Thế nhưng, trong con đường hầm tăm tối ấy, chỉ cần 1 tia sáng của hi vọng, của sự khích lệ sẽ khiến con người tìm thấy lối thoát và tin tưởng vào tương lai. Sự khích lệ mag đến nguồn động viên, sức mạnh to lớn cho cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, "khích lệ là mù quáng , trừ phi có tri thức". Tại sao lại như vậy? Điều này hoàn toàn đúng bởi lẽ , tri thức mang đến những chân trời mới, mở ra trang mới cho cuộc đời của mỗi người. Nếu không có tri thức, con người không nhận định được đúng sai, phải trái và dẫn đến sự mù quáng. Khi mà con người không có kiến thức, mà lại càng ra sức khuyến khích người khác thì có thể gây ra hậu quả lớn. Đó có thể là khi con người đang khích lệ, dung túng cho một hành động sai trái, khác với luân thường đạo lí. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống. Khi ấy, con người biết chọn lọc những cái tinh hoa, những điều tốt đẹp để cổ vũ, động viên và từ đó, sự khích lệ mới thực sự có ý nghĩa. Hoặc cũng có thể, khi có tri thức, con người mới khích lệ một cách có hiệu quả và người được khích lệ thực sự có niềm tin.
Đến cuối cùng, tri thức chỉ phát huy sức mạnh khi được ứng dụng vào lao động. Bởi lẽ lao động là cần thiết và con người nhất thiết phải có lao động. Chỉ có lao động mới tạo ra thành quả, chứ không phải con người ngẫu nhiên có được thành quả để mà hưởng thụ. Không có lao động, bạn không thể đạt đến mục đích. . Phần lớn thời gian con người trải qua trong cuộc đời mình đều là lao động. Từ tấm bé, cắp sách đến trường, lớn lên đảm trách những công việc của gia đình và xã hội … Tất cả đều là lao động. Lao động xây dựng chính cuộc đời của bạn và làm cho đời bạn có ý nghĩa. Lao động cũng khẳng định vị trí của mỗi người. Có tri thức nhưng không biết vận dụng vào lao động thì tri thức đó mãi mãi chỉ nằm trên trang giấy.Việc đó dẫn đến uổn phí tri thức, lãng phí công học tập của mỗi người. Chỉ khi tri thức và lao động được hòa làm một thì cả 2 mới có ý nghĩa. Nếu lao động mà không có tri thức, không có những sự sáng tạo, kinh nghiệm được dúc rút từ trước sẽ gây ra việc tốn thời gian, tốn công sức mà kết quả thu được lại không cao. Bở vậy mới nói, tri thức phải gắn liền với lao động và lao động phải đi kèm với tri thức. Những điều mà mỗi người học được đều rất hay, rất bổ ích nhưng liệu không ứng dụng vào thực tế thì có biết nó giúp ích đến như thế nào không? Và lao động cũng là một lần để con người kiểm nghiệm lại tri thức.
Bên cạnh những người luôn nhận thức được giá trị của tri thức, của lao động, của khích lệ thì vẫn còn tồn tại những người lười biếng, ỷ lại, tri thức thì bỏ xó, lại lười lao động. Những vhành động như thế chẳng khác nào tự khiến mình tụt lùi so với xã hội.
Bài học mà mỗi cá nhân rút ra ở đây đó là phải biết khích lệ sao cho đúng, có hiệu quả nhờ vào tri thức.Thêm nữa, tri thức cũng cần phảo thực hiện sứ mệnh của mình khi góp phần vào cuộc sống, vào lao động thường ngày.
Hãy không ngừng khích lệ chính bản thân mình dựa trên nền tảng tri thức và lao động hăng say với những tri thức đã có được !