2 câu trả lời
Câu 1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Hoàn cảnh: Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mỹ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2. Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “ Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng ”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
Phần 2: Tiếp theo đến “ Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu ”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
Câu 3. Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Gợi ý:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua:
- Cảnh sắc của thiên nhiên, đất trời:
Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào chứ không tê buốt căm căm nữa.
Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
b. - Mùa xuân đã khơi dậy thiên nhiên và sức sống của con người qua những hình ảnh so sánh rất cụ thể:
“Nó làm người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
“Tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đạp mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
“Thèm khát yêu đương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
- Tâm trạng của tác giả là: yêu thương, khát khao về mùa xuân.
c. Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn: ngôn từ được chắt lọc một cách thật tinh tế, giọng điệu tự nhiên, sôi nổi.
Câu 4. Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Gợi ý:
a. - Cảnh sắc thiên nhiên:
Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai mà nhụy vẫn còn phong.
Cỏ giêng không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại nức một mùi hương man mác.
Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
- Nếp sống sinh hoạt:
Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị ngày thường.
Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc đã thể hiện một tâm hồn tinh tế, một ngòi bút tài hoa của tác giả trước cảnh sắc, con người thiên nhiên.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc đặc trưng được nhà văn đã tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn.
HỌC TỐT !!!
Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn viết về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở miền Bắc (Hà Nội). Bài được viết khi tác giả ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, tâm trạng nhớ thương da diết.
Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bố cục bài văn được chia như ở trên. Các đoạn được liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc chặt chẽ.
Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): “Tôi yêu sông xanh … mở hội liên hoan” :
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả: cảnh sắc đất trời (sông xanh núi tím, mưa riêu, gió, đường không lầy lội, tiếng nhạn trong đêm, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình) và con người (nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm, ấm áp).
b. Mùa xuân khơi gợi sức sống thiên nhiên và con người: thời tiết, khí hậu đặc trưng, âm thanh…nhang trầm, đèn nến, gia đình. Xuân đến, trong lòng tác giả trỗi dậy sức sống mới “nhựa sống trong người căng lên như…” và “tim người ta như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”, suy nghĩ cũng tích cực hơn “cái rét ngọt ngào”.
c. Giọng điệu trữ tình vừa sôi nổi vừa tha thiết, ngôn ngữ thiên về gợi cảm.
Câu 4 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đoạn văn “Đẹp quá đi” … hết.
a. Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng :
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
- Trời hết nồm, mưa xuân thay thế mưa phùn.
- Con người trở về bữa cơm giản dị.
- Các trò vui ngày tết tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
b. Qua việc tái hiện cảnh sắc, không khí thiên nhiên, ta thấy tác giả vô cùng tinh tế, nhạy cảm, rất am hiểu phong tục tập quán người Việt và rất yêu thiên nhiên.
Câu 5* (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút Vũ Bằng thật đẹp, là sự giao hòa đất trời, xuân xây mộng ước mơ, đầy sức sống, đằm thắm yêu thương, đoàn tụ sum vầy, đậm bản sắc dân tộc.