so sánh, nhận xét về phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở mĩ latinh với phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á, Châu Phi
1 câu trả lời
1. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:
• Các nước châu Phi đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua tổ chức thống nhất châu Phi. Từ khi ra đời cho đến nay, tổ chức này đã có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, phối hợp hành động thúc đẩy phong trào cách mạng ở châu Phi phát triển.
• Lãnh đạo phong trào hầu hết là chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp vô sản còn chưa trưởng thành hoặc chưa có chính đảng độc lập hoặc chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.
• Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị, hợp pháp.
• Các nước châu Phi giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và sự phát triển kinh tế - xã hội rất không đồng đều sau khi giành được độc lập (Bắc Phi thì phát triển nhanh chóng nhưng châu Phi xích đạo chậm phát triển).
• Ngày nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết như: đói rét, bệnh tật, , sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây, nợ nước ngoài, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nội chiến. Các nước châu Phi đang ra sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này.
2. PTGPDT ở Mĩ Latinh mang một số đặc điểm sau:
• Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào công nhân ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
• Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Mĩ La tinh thì giai cấp nông dân luôn luôn tỏ ra là một lực lượng chủ lực của cách mạng.
• Phong trào đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa và trở thành hình thức đấu tranh chủ yếu ở khu vực này.
• Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát triển ở hầu khắp các nước. Mặt trận đã tập hợp đông đảo các tầng lớp trong xã hội, vai trò của Đảng cộng sản ngày càng được tăng cường, khối đoàn kết công – nông ngày càng được củng cố trở thành động lực chính của phong trào.
• Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-Ba năm 1959, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh ngoài nhiệm vụ là giành độc lập dân tộc thì còn có nhiệm vụ là ủng hộ và bảo vệ cách mạng Cu-Ba.
• Sau khi khôi phục lại độc lập chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách về kinh tế - xã hội để cải thiện tình hình đất nước. Bước vào thập niên 90, một số nước Mĩ Latinh đã trở thành những nước Công nghiệp mới như: Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô. Bộ mặt của các nước Mĩ Latinh đã có những biến chuyển căn bản.
3. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
+ Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và các Đảng cộng sản đóng vai trò quan trọng trong PTGPDT ở các nước châu Á bên cạnh giai cấp tư sản và chỉnh Đảng của mình lãnh đạo PT.
+ Sau Chiến tranh, hầu hết các nước đều vùng dậy đấu tranh giành độc lập và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau, thời gian khác nhau.
+ Phương thức tiến hành đấu tranh: đa dạng: từ khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị...
+ Sau khi giành đôcn lập đều ra sức phát triển kinh tế và nhiều nước đã trở thành các nước công nghiệp phát triển hoặc có nền kinh tế đang phát triển.
+ Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động của thế giới.