Sáng tạo của người nghệ sĩ là không lặp lại người khác thậm chí là không lập lại chính mình ,các em hãy làm sáng tỏ sự không lặp lại chính mình của nhà thơ Quang Dũng qua đoạn thơ sau sắp :"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm ...Mưa xa khơi" và "người đi châu mộc chiều hôm ấy ... hoa đong đưa"

2 câu trả lời

I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề

II. Thân bài.

1. Giải thích:

- Sáng tạo của người nghệ sĩ: là cá tính của các nhà văn, nhà thơ trong phong cách sáng tác ở nội dung và nghệ thuật.

-> tiêu biểu cho ý kiến này là 2 đoạn thơ....

2. Chứng minh

a. Sự sáng tạo qua nội dung:

- hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến qua những khó khăn, gian khổ trên chặng đường hành quân ( đoạn đầu )

- hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến trong khung cảnh thơ mộng ở Châu Mộc ( đoạn sau).

b. Sự sáng tạo qua nghệ thuật.

- đoạn 1: các từ láy " khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút"

Đối " lên >< xuống"

Đảo: Heo hút... trời kết hợp với nt nhân hoá " súng ngửi trời "

Sử dụng động từ " ngửi " thay cho từ " chạm"

Nghệ thuật miêu tả gợi hình, gợi cảm.

- đoạn 2: từ láy " đong đưa" thay vì " đung đưa"

Hồn lau -> nt nhân hoá

3. Đánh giá

- Sự sáng tạo không lặp lại chính mình và người khác của Quang Dũng -> tài năng của tác giả.

III. Kết bài

- Cảm nghĩ chung

Sáng tạo là yếu tố vô cùng cần thiết của văn học.Tp mà thiếu đi sự sáng tạo thì tp ấy hoàn toàn là tp chết bởi nó k đem lại 1 giá trị nào cho văn học cả.Quang Dũng ý thức rất rõ điều đó và ông đã thể hiện phong cách nt rất riêng của mk trong 2 khổ thơ 1 và 2 bài Tây Tiến.

Ở khổ 1 , bốn câu thơ đã tạo nên một thế gập ghềnh, trúc Trắc cho bài thơ khi có sự kết hợp của nt đối “ dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm” ,”heo hút cồn mây/ súng ngửi trời”” ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống” với nhiều thanh Trắc gợi tả thế núi vút lên cao và đổ xuống gần nghe dựng đứng,gây khó khăn, nguy hiểm cho ng lính.Nhưng đến câu thơ t4 toàn thanh bằng”nhà ai pha luông mưa xa khơi” khiến câu thơ nhẹ nhàng như 1 nhịp thở, một phút nghỉ chân của ng lính sau 1 chặng đường hành quân đầy gian nan.Khi đó, ng lính đk nghỉ chân bên dốc núi ngắm mưa rừng sương núi . Cảnh tượng đó thật lãng mạn

Đến đoạn thơ t2, nhịp điệu đoạn thơ hoàn toàn khác hẳn.Đoạn thơ đk pha bút bằng cảm hứng lãng mạn, tạo nên một bức tranh đầy thơ mộng,hữu tình về đêm liên hoan văn nghệ rực rỡ đuốc hoa.Các hình ảnh “ đuốc hoa”,”em”,”xiêm áo” đầy lộng lẫy, quyến rũ như ẩn trong đó chút tình say của ng lính.Phải chăng ng lính say đắm cảnh sắc và con ng nơi đây để rồi những hình ảnh ấy trở thành mảnh tình con cho ng chiến sĩ xây hồn thơ.Không chỉ vậy, khung cảnh chia tay buổi chiều sương châu mộc cũng đk tác giả vẽ bằng bút pháp đầy lãng mạn. Không gian chia tay huyền ảo, thơ mộng, phảng phất trong đó chút tâm linh của núi rừng (hồn lau).Dáng ng trên con thuyền độc mộc uyển chuyển, nhẹ nhàng kết hợp vs h/ảnh “ hoa đong đưa” làm cho bức tranh hết sức nên thơ

=> quang dũng đã vẽ lên 2 bức tranh vs 2 bút pháp khác nhau.Đoạn 1 là tinh thần bi tráng, đoạn 2 là cảm hứng lãng mạn.Điều đó cho thấy tài năng cũng như sự sáng tạo của Quang Dũng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
1 ngày trước