Sáng tạo của người nghệ sĩ là không lặp lại người khác, thậm chí là không lặp lại chính mình. Em hãy làm sáng tỏ sự không lặp lại chính mình của nhà thơ Quang Dũngqua hai đoạn thơ sau: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai pha luông mưa sa khơi" Và "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
1 câu trả lời
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu ý kiến
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
2. Phân tích
*Giới thiệu về hoàn cảnh, cảm hứng sáng tác.
* Bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội:
+ Các từ láy giàu tính tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", điệp từ "dốc", nghệ thuật điệp từ "Dốc lên ... dốc lên" gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.
+ Hình ảnh "súng ngửi trời" thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó.
+ Nhịp thơ bẻ đôi "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.
- Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống: "nhà ai Pha Luông ...",
- Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc:
+ Đẹp huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng: "Chiều sương", "hồn lau nẻo bến bờ"
+ Con người lao động bình dị, mộc mạc: "dáng người trên độc mộc", cảnh vật duyên dáng, đầy sức sống: "trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
- Nhận xét: nhờ bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm và hình ảnh con người duyên dáng của vùng Tây Bắc.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Suy nghĩ của bản thân