Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.
1 câu trả lời
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt:
a) Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa
- Vùng biển rộng và có rất nhiềụ hòn đảo lớn nhỏ.
- Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông, mở rộng, nơi quần tụ nhiều đào ven bờ và mở rộng của các đồng bằng châu thổ. Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
b) Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển
- Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hổng, sông Cửu Long, đổi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
- Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đổng bằng nhỏ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
c) Thiên nhiên vùng đồi núi
- Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. Ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa hạ đến sớm, lượng mưa giảm.
- Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.