Quá trình làm ra bông và vải tơ tằm Giải hộ mình với !
2 câu trả lời
1. Công đoạn bông
Bông sau khi thu hoạch sẽ được tách thành từng chùm nhỏ để đưa qua máy chải thô.
2. Chải thô
Công đoạn này máy sẽ loại bỏ những sợi bông không đủ tiêu chuẩn. Sau đó bông được kéo thành từng sợi cúi, gọi là cúi chải thô đựng vào trong những chiếc thùng lớn. Các thùng cúi chải thô sẽ được ghép cùng nhau ở máy ghép sơ bộ để làm chất lượng sợi cúi được đều hơn. Các thùng cúi ghép sơ bộ được đưa sang máy tạo cúi chuẩn bị cho công đoạn chải kỹ
3. Công đoạn chải kỹ:Tại công đoạn này sơ bông ngắn sẽ được loại một cách tối đa
4. Công đoạn ghép:Cùi chải kỹ được đưa sang công đoạn này để làm đều chất lượng bán thành phẩm
5. Công đoạn thô:Cùi ghép được đưa sang máy thô để chuẩn bị kéo thành sợi thô.
Tại đây búp sợi thô là bán thành phẩm cuối cùng trước khi được kéo ra sợi con.
6. Công đoạn sợi con:Một lần nữa sợi thô được kéo nhỏ để thành sợi con.
7. Công đoạn đánh ống:Các sợi con được đóng thành các côn sợi để đóng gói xuất đi các thị trường hoặc đưa vào sản xuất khăn.
Trên đây là các bước theo như tôi đã tìm hiểu để từ cây bông thu hoạch được và cho ra các sợi bông, sợi cotton.
---------------------------------------------------------------
Công đoạn nuôi tằm: Đây là khâu đòi hỏi sự cần mẫn bên cạnh việc lựa chọn thức ăn phải phù hợp để tránh cản trở quá trình hình thành sinh trưởng của tằm.Thức ăn chủ yếu của tằm là lá dâu,tuy nhiên lá dâu nên được lấy những nơi trồng an toàn màu mỡ, ít bị ảnh hưởng thuốc hóa học và ô nhiễm. Tùy vào sự tăng trưởng của tằm để chọn thức ăn.
Với giai đoạn đầu thì tằm sẽ phải trải qua 3 quá trình lột xác tương ứng với 3 thời kỳ ăn để lớn, trong giai đoạn này cần tăng 1 lượng thức ăn từ 75-80%, một ngày nó ăn khoảng 10 bữa và yêu cầu người nuôi phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn để có đủ khả năng tạo ra loại kén tốt nhất.
Làm kén và nhả tơ: Khi tằm đủ độ chín thì phải bắt tằm lên né, để tằm nhả tơ tạo kén, tơ sẽ tạo kén từ ngoài vào trong.Trong hai ngày đêm này tằm sẽ miệt mài nhã ra những đường tơ uốn quanh mình và nằm yên trong kén khoảng 6 ngày
Tơ là loại sợi protein dạng sệt, trong suốt nó được tiết ra từ nước bọt của tằm chính, khi tiếp xúc với không khí nó sẽ tạo thành một cặp sợi tơ, sau khi nhả hết tơ chúng nằm yên bên trong kén và biến thành nhộng, lúc này là thời điểm thích hợp để chúng ta gỡ kén và đi ươm tơ.
Kén tằm
Ươm tơ: Sau một tuần tằm lên né thì chúng ta bắt đầu tiến hành ươm tơ, trong vòng năm ngày ta phải ươm tơ hết các kén đã đóng nếu chậm sẽ biến thành con ngài, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ươm tơ cũng như chất lượng của sợi tơ.
Kén được đem cho vào nước nóng để tiến hành kéo ra sợi tơ. Những sợi tơ này sẽ được liên kết với nhau, tùy vào số lượng sợi và số vòng xoắn, cũng như kỹ thuật dệt thủ công hay hiện đại để cho ra các loại vải có độ dày- mỏng, màu sắc, hay độ co giãn khác nhau.
Dệt lụa: Từ những sợi tơ được tạo ra thì các nghệ nhân bắt đầu vào quá trình dệt lụa và tùy vào chất liệu của từng sợi để tạo ra vải có độ bền đẹp khác nhau.
Có thể là thủ công hay hiện đại trong khâu này đều đòi hỏi sự cẩn thận, chịu khó để cho ra những loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nhuộm màu: sau khi kết thúc quá trình dệt vải thì bước cuối cùng chính là nhuộm vải. Có thể sử dụng máy hoặc là các thùng chưa để nhuộm màu. Lưu ý nên chọn loại màu tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Sau khi nhuộm cần phải làm sạch vải đảm bảo vải không còn chất bẩn hoặc các sơ xước trong quá trình dệt.
Tằm chín được bắt lên né để tằm nhả tơ. ... Đồng thời khi nhả tơ, tằm cũng tiết ra 1 loại chất lỏng khác là sericin, đây như là một loại keo dính chặt hai nhánh tơ mảnh với nhau thành một sợi tơ. Sau khi nhả hết tơ, tằm kiệt sức nằm yên trong kén và biến thành nhộng, lúc này có thể bắt đầu gỡ kén để đem đi ươm tơ