Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

2 câu trả lời

Hiệp hội các quốc gia ở Đông Nam Á hay còn gọi tắt là ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 sau khi Bộ trưởng bộ Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã ký bản Tuyên bố ASEAN. Ngày 8/1/1984, quốc gia Brunây được cho vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á:

a./ Nhóm năm nước sáng lập ASEAN: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xing-ga-po, Thái Lan

  • Những năm 1950 – 1960: Nhóm 5 nước ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội.
  • Nội dung: Đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
  • Thành tựu: Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.
  • Hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ…; đời sống người dân còn khó khăn; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
  • Những năm 1960 – 1970 trở đi: Nhóm 5 nước ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại.
  • Nội dung: Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kĩ thuật nước ngoài; tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
  • Thành tựu: Tỉ trọng công nghiệp đã lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng.
  • Hạn chế: Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí.

#X

Câu hỏi trong lớp Xem thêm