Phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ khác với các nước Đông Nam Á (cơ bản) là về - Ấn Độ: - Đông Nam Á

1 câu trả lời

Ấn độ

1./ Cuộc đấu tranh giành độc lập:

  • Sau chiến tranh thế giới II, phong trào đấu tranh đòi độc lập do Đảng Quốc đại lãnh đạo phát triển mạnh.
  • Thực dân Anh phải nhượng bộ, thực hiện “phương án Mao-bát-tơn” chia Ấn Độ thành 2 nước tự trị trên cơ sở tôn giáo.
  • 15/8/1947, Ấn Độ tách thành hai nước: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo và Pa-ki-xtan của những người theo Hồi giáo.
  • Không thỏa mãn qui chế tự trị, Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.
  • 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

Đông Nam Á

Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập:

  • Trước Chiến tranh thế giới II, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).
  • Trong Chiến tranh thế giới II, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của Nhật.
  • Giữa tháng 8/ 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á đã giành được độc lập: Inđônêxia (8/ 1945), Việt Nam (9/ 1945), Lào (10/ 1945).
  • Nhưng ngay sau đó, thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh và lần lượt giành thắng lợi:
  • Các đế quốc Âu – Mĩ lần lượt công nhận độc lập của Phi-lip-pin (1946), Miến Điện (1948), In-đô--xi-a (1949), Ma-lai-xi-a (1957)...
  • Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1954) và chống Mĩ (1975) giành độc lập hoàn toàn.

#X

Câu hỏi trong lớp Xem thêm