PHIẾU CHUẨN BỊ VĂN BẢN “ CHIẾC LƯỢC NGÀ” **** Đọc kĩ văn bản trả lời những câu hỏi sau đây ( GHI VÀO VỞ SOẠN) 1. Tìm hiểu vài nét về tác giả: Tên, quê quan, đặc điểm sáng tác… 2. Xác định hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “ Chiếc lược ngà” 3. Tóm tắt truyện ngắn bằng sơ đồ hoặc đoạn văn 4. Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản 5. Xác định nhân vật, ngôi kể, tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó.

2 câu trả lời

1.

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932-2014)

- Quê ở An Giang

- Truyện của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như sau hòa bình. Lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, bình dị với giọng văn đầm chất Nam Bộ 

2.

"Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập cùng tên

3.

Ông Sáu xa nhà đi lính từ khi bé Thu - con gái ông vẫn còn rất nhỏ. Tám năm sau, ông Sáu có dịp trở về thăm gia đình. Ông rất hạnh phúc. Ngỡ tưởng rằng con gái ông sẽ hạnh phúc, vui mừng khi nhìn thấy ba nhưng không, bé Thu không nhận ra ba vì trông ông Sáu không giống với người ba của bé trong ảnh. Trong suốt ba ngày ở bên ba, bé Thu thường nói trống không, lạnh nhạt với ba. Đỉnh điểm, trong bữa ăn, khi ông Sáu gắp cho con cái trứng cá, bé Thu đã hất văng ra, giận quá nên ông đã đánh con. Tối hôm đó, bé Thu chạy sang bà và được nghe bà kể về vết sẹo trên gương mặt. Con bé chợt hiểu ra mọi chuyện. Khi ông Sáu đi, bé Thu đã chạy ra gọi ba. Khoảnh khắc ấy dường như cả hai con người đều vỡ òa trong hạnh phúc. Sau khi chia tay, ông Sáu vẫn luôn nhớ về con gái, ông tỉ mẩn để tặng cho con gái. Rồi không may trong chiến trường ông Sáu đã hy sinh. Trước khi chết, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà. Bé Thu sau này trở thành cô giao liên phục vụ chiến tranh.

4.

- Thể loại: truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm)

5.

- Nhân vật: bé Thu, ông Sáu (ba của Thu), bác Ba (người đồng đội cũng là bạn thân của ông Sáu)

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

→ Tác dụng:

+ Làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện bởi người kể chuyện đồng thời cũng là một người trong cuộc chứng kiến những sự việc xảy ra.

+ Người kể chuyện dễ dàng đan xen vào những bình luận, những cảm xúc, suy nghĩ hết sức thấu đáo để người đọc có thể hiểu và đồng cảm với câu chuyện.

+ Người kể chuyện có nhiều cơ hội tìm hiểu đi vào thế giới nội tâm nhân vật một cách sâu sắc.

PHIẾU CHUẨN BỊ VĂN BẢN “ CHIẾC LƯỢC NGÀ”
1. Tìm hiểu vài nét về tác giả: Tên, quê quán, đặc điểm sáng tác…

- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

- Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

2. Xác định hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “ Chiếc lược ngà”

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
3. Tóm tắt truyện ngắn bằng sơ đồ hoặc đoạn văn

    Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con.
4.  Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản 

- Thể loại: truyện ngắn

- PTBĐ: TS + BC + MT
5.  Xác định nhân vật, ngôi kể, tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó.

- Nhân vật :

+Nhân vật chính : bé Thu và ông Sáu

+Nhân vật phụ : mẹ , bà ngoại , hàng xóm , bác Ba

- Ngôi kể : ngôi kể thứ 1 - nhân vật xưng "tôi"

⇒ Tác dụng :

+ vừa miêu tả sâu sắc tâm lý nhân vật, vừa đảm bảo khách quan trong việc nhận xét, đánh giá tình cảm nhân vật và có tầm bao quát rộng.

+ thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.