Phân tích ý nghĩa chi tiết của cây lược

2 câu trả lời

1. Yêu cầu về hình thức

$-$Học sinh biết viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận về ý nghĩa của một chi tiết trong tác phẩm văn học.

$-$Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.

$-$Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.

2. Yêu cầu về nội dung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

$-$Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần: lần 1, phút đầu bé Thu gặp ba; lần 2, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần 3, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

$-$Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. Vhir vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, chi tiết vết thẹo đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

$-$Chi tiết nghệ thuật vết thẹo góp phần quan trọng thể hiện tính cách và tình cảm của nhận vật bé Thu – một em bé có bản lĩnh và có tình yêu ba sâu sắc.

$-$Chi tiết nghệ thuật vết thẹo còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh và là lời tố cáo chiến tranh nhẹ nhàng mà thấm thía. Chiến tranh không chỉ khiến vợ phải xa chồng, con phải xa cha. Chiến tranh không chỉ tàn phá thể xác mà còn làm tổn thương tinh thần, khiến con không nhận ra cha. Chiến tranh khiến người ta phải xa cách và phải xa cách trong chính lúc gặp mặt.

$-$“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, cời chi tiết nghệ thuật đặc sắc: vết thẹo, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tính cách nhân vật bé Thu, đồng thời góp phần tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.

Chiếc lược ngà là hiện thân của tình phụ tử thiêng liêng:

Biểu tượng tình cảm của con đối với cha: bé Thu gửi gắm vào chiếc lược niềm tin và sự mong mỏi sự trở về của ông Sáu. Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách.Hình ảnh “chiếc lược ngà” là hiện thân của tình cha bất diệt: cảnh trao lược và khoảng lặng vô ngôn của ông Sáu trước lúc hi sinh; bé Thu khi nhận lại chiếc lược đã vô cùng xúc động, trong cuộc đời giao liên luôn mang chiếc lược bên mình. Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng, thiêng liêng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm