phân tích việt bắc dài hay ko chép mạng từ câu 43 đến 52

1 câu trả lời

Cuộc chia tay đầy lưu luyến nhớ thương giữa những người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu phản ánh trong bài thơ “Việt Bắc” như cuộc chia tay của một đôi bạn tình. Ta và mình đã sống với nhau mười lăm năm keo sơn gắn bó, giờ đây phải chia tay để làm nhiệm vụ mới. Bài thơ được kết cấu theo lối hát đối đáp dân tộc. Đoạn trích dưới đây là lời của người cán bộ kháng chiến nói lên nỗi yêu thương nhớ của mình đối với Việt Bắc, với thiên nhiên tươi đẹp và với con người Việt Bắc tình nghĩa:

"... Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

     Mở đầu đoạn thơ, người cán bộ kháng chiến hỏi Việt Bắc có nhớ “ta” không và diễn tả nỗi nhớ của mình với Việt Bắc một cách khái quát:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

     Điệp từ “Ta về” và “nhớ” tăng cường nhạc điệu êm ái hợp với tình cảm thương nhớ và nhấn mạnh tình cảm tha thiết giữa người đi kẻ ở. Trong nỗi nhớ của người ra về, ấn tượng sâu đậm nhất là “hoa” và “người”. “Hoa” là biểu tượng của thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp. Đặt “hoa” bên cạnh “người” làm tôn lên niềm yêu mến trân trọng của người đối với nhân dân các dân tộc Việt Bắc tình nghĩa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm