phân tích tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu môn học tư tưởng hồ chí minh.

2 câu trả lời

 Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta khám phá và hiểu rõ hơn những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó tìm ra cho mình một tấm gương sáng để noi theo và những bài học bổ ích để vận dụng trong cuộc sống. Đối với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách – lối sống là luôn thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho ta cái nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh vực, mà mặt khác còn cho ta cảm nhận được phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Người. Hồ Chí Minh là con người “bằng xương bằng thịt” nhưng Người làm được những việc phi thường, to lớn không phải bất cứ một ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cùng thành quả của Người chính là tấm gương sáng “người thực việc thực” cho những ai am hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người có thể học tập, làm theo.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một trong những con đường để nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người đối với nhân dân, đất nước Việt Nam và nhân dân của các nước thuộc địa trên thế giới. Thấm thía công lao của Người cũng sẽ khơi gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng biết ơn, lòng tự hào dân tộc, thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc – đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Hay nhất nhé bạn

- Đối tượng nghiên cứu đa dạng và phong phú nhiều mặt như vậy thì không một lĩnh vực nào có đủ năng lực bao quát hết để đưa ra một bức tranh tổng thể về tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Áp dụng các phương pháp liên ngành khoa học xã hội nhân văn, lý luận chính trị để nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như mỗi tác phẩm lý luận riêng biệt của Người.

-  Bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh áp đặt hoặc cường điệu hóa tư tưởng của người.

- Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành.

+ Bám sát thực tiễn cách mạng dân tộc và thế giới, coi trọng tổng kết thực tiễn, coi đây là biện pháp nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, và là điều kiện để nâng cao trình độ lý luận.

+ Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc chủ quan; lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.

- Phương pháp lịch sử (quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển).

- Phương pháp lôgic (tìm ra bản chất và khái quát thành lý luận).

- Phương pháp liên ngành trong khoa học xã hội – nhân văn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm