. Phân tích những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên? Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về phát triển du lịch?

2 câu trả lời

# tặng mik ctlhn nhé :3

# Học tốt nha bái bai :D

Phân tích những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên?

Thuận lợi :

- Đất bazan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

- Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy

- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su,..) và cây có nguồn gốc cận nhiệt ( chè,..)

Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về phát triển du lịch?

Nói Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì: ... - Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công. - Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.

+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).

+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.

+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

+ Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.

 * Khó khăn:

-  Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

Nói Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:

- Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren ...), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc    

⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.         

-  Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

-  Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

- Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm