Phân tích nhân vật bà Tú làm rõ nhận định bà có niềm hạnh phúc khi ngay còn sống đã được đưa vào thơ ông Tú. Dạ em cần mình phải làm gì ở thân bài thôi chứ ko cần văn mẫu ạ và đừng chép mạng ạ

2 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

Bà Tú vốn là “Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ - Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ”. Để có thể lo toan cho gia đình, cũng như bao người phụ nữ khác, bà phải “Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười”. Bởi vậy, qua những vần thơ của Tú Xương, trước hết, bà Tú hiện lên với bao vất vả, gian truân:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Câu thơ mở đầu nói về hoàn cảnh làm ăn, buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được hiện lên qua cách về thời gian, không gian. “Quanh năm” là suốt cả năm, triền miên từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không kể mưa nắng hay bão giông bà Tú đều phải lăn lộn “buôn thúng bán mẹt”. “Quanh năm” còn là năm này qua năm khác đến rã rời chứ đâu chỉ một năm. Sự vất vả của bà Tú chẳng những được gợi lên qua cách tính thời gian mà còn hiện lên qua không gian, địa điểm làm ăn: “mom sông’’ - phần đất ở bờ nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập. Không gian ấy vốn là nơi chênh vênh, ba bề là nước dễ sụt lở, bên bờ sông chứ không phải là “một cái bến ngang sông tấp nập bình thường” (Xuân Diệu).

Nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú còn được hiện lên qua hình ảnh “lặn lội thân cò”. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của người vợ tảo tần hôm sớm, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều, nếu ca dao xưa viết “Cái cò lặn lội bờ sông - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” thì Tú Xương lại nghệ thuật đảo ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” kết hợp với cách dùng từ độc đáo “thân cò” để nhấn mạnh thân phận khốn khổ của người vợ; để tô đậm bao gian truân, nhọc nhằn của bà Tú. Cái không gian kiếm ăn của bà Tú cũng không chung chung như trong ca dao mà hiện lên thật cụ thể: “khi quãng vắng”. “Khi quãng vắng” vừa gợi thời gian, vừa gợi không gian heo hút, hoang vắng, rợn ngợp, chứa đầy hiểm nguy. Thế mới thấy, để có thể lo toan cho gia đình, bà Tú đã phải thức khuya dậy sớm, một mình bươn chải với gánh nặng mưu sinh “Nuôi đủ năm con với một chồng”. 

Công việc buôn bán của bà luôn phải đối diện với sự bon chen, tranh hàng, giành khách không thiếu những lời qua tiếng lại: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Tú Xương đã tinh tế sử dụng từ láy “eo sèo” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ để tô đậm cuộc sống mưu sinh thật khó khăn, vất vả. Trong ca dao, người mẹ đã từng dặn con: “Con ơi nhớ lấy câu này - Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”. Ấy vậy mà bà Tú vẫn lăn lộn nơi “buổi đò đông”, vẫn làm “ngơ” trước lời mẹ dặn vì gánh nặng gia đình, vì ông chồng chỉ là một vị quan “ăn lương vợ”. 

Khó khăn, vất vả, nhưng ở bà Tú vẫn ngời sáng những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay. Bà Tú hiện lên là một người vợ đảm đang, khéo léo. Một thân một mình bươn trải nơi đầu sóng ngọn gió, bà vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Từ “đủ” vừa nói lên số lượng, vừa nói lên chất lượng. Chỉ một từ đủ cũng đủ để gợi tả sự khéo léo, đam đang của người vợ. Như dân gian có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Câu thơ là cách kể công, tính công của ông Tú cho bà Tú. Xuân Diệu có nhận định: “Thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại, phải nuôi”. Người ta đếm con chứ ai đếm chồng, nhưng trớ trêu thay, trên đôi vai của bà Tú là sáu miệng ăn. Năm đứa con thơ đã vất vả, song người chồng vốn lận đận trong chuyện thi cử, vốn cần rượu, cần giấy, cần bút… để thỏa mãn tư chất nghệ sĩ, cá tính độc đáo cũng là một gánh nặng oằn trĩu trên đôi vai của người phụ nữ. Tú Xương đã đặt mình ngang hàng với những đứa con, tự coi mình là “một đứa con đặc biệt” để bày tỏ sự thấu hiểu, yêu thương với người vợ của mình. 

Cuộc đời là duyên là nợ: “Một duyên hai nợ âu đành phận - Năm nắng mười mưa dám quản công”. Lấy ông Tú, cuộc đời làm vợ của bà Tú duyên ít mà nợ nhiều, nợ gấp đôi duyên; sự đau khổ, bất hạnh thì nhiều song hạnh phúc thì ít. Song bà Tú vẫn không quản “năm nắng mười mưa”, không quản những tháng ngày “lặn lội” nơi quãng vắng, nơi đò đông, không một lời phàn nàn mà cứ lặng lẽ, âm thầm chấp nhận cay đắng vì chồng, vì con. Đó là sự ngời sáng của đức hi sinh, của tấm lòng vị tha nơi người phụ nữ Việt Nam tự bao đời.

Vậy là chỉ qua một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Tú Xương đã giúp người đọc thêm trân trọng người vợ tảo tần, đảm đang của mình. Những vần thơ giản dị, nhiều hình ảnh gợi liên tưởng đến ca dao, từ ngữ gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân đã tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc. Đặc biệt, lời chửi ở cuối bài: “Có chồng hờ hững cũng như không” của nhà thơ chính là một cách ghi nhận sự vất vả, gian truân cũng như đức hi sinh cao cả của bà Tú dành cho gia đình.

- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác

+ Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà phải nuôi chồng

- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:

+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát

+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

+ Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

- Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều

⇒ Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú

 ( LƯU Ý  ĐÂY LÀ DÀN Ý MÀ CÔ DỌC CHO MÌNH NHAK)..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm