Phân tích đoạn thơ : dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm đến mai châu mùa em thơm nếp xôi. Từ đó bình luận ngắn gọi cảmnhuwnsg lãng mạn thể hiện qua đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung

2 câu trả lời

Bài thơ y Tiến có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê ) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ. Và đây là một nét đẹp hào hùng trên đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến qua sự hồi tưởng của nhà thơ Quang Dũng:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Hen hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưxa khơi

Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Người lính phải hành quân lên cao mãi, hết dốc này đến dốc khác, đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”. Nhịp thơ dừng ở vần trắc Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm. Ngỡ như các anh đang đi trong mây, đang cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Có một tiếng cười, thú vị mà tinh nghịch của người lính hào hoa Hà Nội khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất. Không phải súng chạm trời mà là súng ngửi trời. Khẩu súng được nhân hóa như con người (chính là các anh đó thôi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu đây không chỉ là đinh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần, nghị lực người chiến sĩ.

Cái độ cao ấy chắc chắn đã thành ấn tượng trong nỗi nhớ của Quang Dũng đối với chiên trường miền Tây đến mức nhà thơ phải nhắc đến hai lần trong một khổ thơ ngắn. Và lần thứ hai lại là một sáng tạo đặc sắc của thơ Quang Dũng:

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..

Câu thơ gấp khúc như bị ngắt làm hai Ngàn thước lên cao  ngàn thước xuống diễn tả rõ con đường hành quân lên rất cao rồi lại xuống rất sâu trên những vách núi dựng đứng của chiến trường Tây Tiến. Nếu câu trên được dùng nhiều thanh trắc, đặc biệt ở cuối câu thơ {ngàn thước xuống) tạo nên sự khúc khuỷu, gập ghềnh, cheo leo, vất vả thì câu dưới lại dung toàn thanh bằng, hầu hết là thanh không dấu khiến câu thơ êm ả như một sợi khói nhẹ nhàng đang bay lên trời: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Sự đối lập của thanh điệu, nhịp điệu câu thơ đem đến sự đối lập của cảnh và tình trong hai câu thơ và đấy chính là nét tài hoa cùa thi sĩ. Xưa, Tản Đà cũng có câu thơ như vậy:

Tài cao phn thấp, c khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương

Nhưng câu thơ của Tản Đà chủ yếu là gợi tình, còn câu thơ của Quang Dũng chủ yếu lại là vẽ cảnh. Tất nhiên trong cảnh có tình. Trên đường hành quân ra trận, hình ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm lòng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác, trên đường hành quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ mộng như vậy, thì đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩ của người lính Tây Tiến - những chàng trai kinh thành “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Tâm hồn các anh phải phong phú, cao đẹp, lãng mạn như thế nào thì mới cảm nhận được cảnh đẹp như vậy. Và chi một khổ thơ nhớ lại bước đường hành quân trên núi cao Tây Tiến của các anh mà đã bộc lộ rõ nét tài hoa ấy. Đó là khẩu khí Quang Dũng đã thổi hồn vào ngôn ngữ thi ca để làm nên khổ thơ tuyệt bút mang đậm chất thơ Tây Tiến này.



Em tham khảo câu trả  lời dưới đây nhé:

* Dàn ý:

 1. MB:

- Giới thiệu đôi nét tác giả tác phẩm

- Khái quát nội dung đoạn thơ

2. TB:

- Con đường hành quân của người lính đầy gian khó với những con dốc gập ghềnh trải dài đến tận chân trời

- Hình ảnh "súng ngửi trời" là một hình ảnh lãng mạn. Người lính như đang ddứng ở trên đỉnh núi, hòa mình với thiên nhiên cao rộng

- Câu thơ thứ ba đầy nét gợi hình. Người lính phải trải qua một chặng đường hành quân gian khó với những dốc cao nối tiếp nhau dựng đứng

- Đứng từ trên đỉnh núi người lính có thể trông thấy Pha Luông xa xa chìm trong làn mưa mù lạnh lẽo

- Chặng đường hành quân gian khổ đã làm cho người lính mệt mỏi, một vài người ngụ ngã bên cây súng để trở về với đất mẹ ấm áp

- Không chỉ có chặng đường hành quân gian khổ mà còn bao nguy hiểm thử thách đe dọa người chiến sĩ. Ở nơi rừng thiêng nước độc với những loài thú dữ, người lính có thể phải bỏ mạng bất cứ lúc nào

- Nhớ về Tây Tiến không chỉ nhớ lại chặng đường gian khổ mà Quang Dũng còn nhớ về nhwuxng kỉ niệm đẹp đẽ nồng thắm tình dân quân. 

- Người lính đi qua các bản, được các cô gái dân tộc tiếp tế những nắm cơm nếp thơm phức như xua đi biết bao mệt mỏi của người chiến sĩ

- Qua đoạn thơ ta thấy Quang Dũng đã thể hiện cảm hứng lãng mạn rất tài tình khiến cho người lính dù chịu bao vất vả gian lao nhưng vẫn hiện lên thật đẹp

3. KB:

- Kết thúc vấn đề

* Bài làm:

  Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng trước hết Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ lãng mạn và hết mực tài hoa. "Tây Tiến" là tác phẩm nổi tiếng của ông viết về vẻ đẹp của những người lính Tây Tiến năm nào. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Tây Tiến" đã cho ta thấy những gian khổ mà người lính phải trải qua trên chặng đường hành quân đồng thời cũng cho ta thấy được tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của họ. 

Con đường hành quân ấy còn vô cùng gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên là núi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm:

“Dốc lên  khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương. Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những con đường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời. Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi. Như vậy ba dòng thơ liên tiếp trong đoạn thơ đã sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn của những người lính Tây Tiến trên con đường hành quân.

Nếu như ba câu thơ trên gợi lên một cảm giác gập nghềnh hiểm trở thì đến mới câu thơ tiếp theo như một phút lắng lòng của những người lính Tây Tiên bên những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biển trong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy thung lũng thành ‘xa khơi”. Đọc câu thơ người đọc thấy bình yên đến kì lạ, phải chăng những phút giây hiếm hoi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu tiếp với kẻ thù cũng như thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Quang Dũng nhớ đến âm thanh “gầm thét” của thác dữ, tiếng gầm gào của loài hổ dữ rình rập  như muốn nuốt chửng người lính mỗi khi chiều đến, đêm về. Thời gian buổi chiều, về đêm lại càng nhấn mạnh thêm cảm giác hoang sơ của chốn “sơn lâm bóng cả cây già”. Những từ ngữ và hình ảnh nhân hóa, từ láy được nhà thơ sử dụng để tô đậm ấn tượng về một vùng núi hoang vu dữ dội nơi thiên nhiên hoang dã đang ngự trị và chiếm vai trò chúa tể.

Chỉ bằng mấy dòng thơ đầu Quang Dũng đã tái hiện đầy đủ bức tranh của núi rừng miền Tây được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà đoàn quân Tây Tiến đi qua.

Đoạn thơ không chỉ là nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây mà trung tâm của nỗi nhớ ấy còn là những người lính, những đồng đội cũ được Quang Dũng thể hiện  bằng vẻ đẹp bi tráng trên chặng đường hành quân đầy chông gai, nguy hiểm.

Ấn tượng trong lòng người đọc về người lính Tây Tiến có lẽ bởi vẻ đẹp lạc quan trong chặng đường hành quân gian khổ qua câu thơ đầy chất lính:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Đó là hình ảnh tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hóm hỉnh “súng ngửi trời”. Nếu viết “súng chạm trời”, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được “chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới, sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanh niên trí thức trẻ Hà Nội. Đồng thời còn mang đến người đọc sự mới lạ, hóm hỉnh đầy chất lính, mũi súng của người lính được nhân hóa thành hình ảnh “súng ngửi trời” tinh nghịch, đầy chất thơ, mang cảm hứng lãng mạn đồng thời khẳng định chí khí quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao gợi cho người đọc đến với câu thơ của Tố Hữu:

“Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang leo với gió đèo”

Và trên chặng đường hành quân ấy dù với cái nhìn lãng mạn, tinh nghịch thì người lính Tây Tiến không thể tránh được sự thật đã có những người đồng đội:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Khi nói về cuộc chiến tranh khốc liệt ấy. Tác giả đã  không né tránh hiện thực của những mất mát đau thương trong cuộc chiến . Trong cuộc hành quân gian khổ đã có những người ngã xuống vì kiệt sức. vì mũi súng của kẻ thù. Nhưng Quang Dũng đã thể hiện cách nói giảm, nói tránh về cái chết vừa xót xa ,vừa ngạo nghễ “không bước nữa” để rồi “bỏ quên đời” như một sự bình tĩnh, thản nhiên đón nhận cái chết, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhớ những người đồng đội đã ngã xuống nhưng không gợi cảm giác bi luỵ. Hơn thế nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.Đó là một tư thế chết trong chiến đấu, trong sự hiên ngang, bất khuất.

Sau chặng đường hành quân đầy gian khổ , có những lúc đồng đội hi sinh, đoàn quân Tây Tiến đã có dịp dừng lại một bản làng-Mai Châu

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

“Nhớ ôi”là một từ cảm thán mang tình cảm dạt dào, tiếng lòng của những người lính Tây Tiến. Câu thơ đậm đà tình quân dân, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung giữa những người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc. Họ dừng chân nơi xóm núi sau chặng đường dài vất vả, họ quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm làn gạo mới.Nhớ mùi thơm “nếp xôi” hương vị của núi rừng Tây Bắc, của tình người thân yêu da diết, đằm thắm, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung, giữa những con người miền Tây Bắc của Tổ quốc với bộ đội kháng chiến. Tình cảm ấy mãi mãi không thể phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến . Như Chế Lan Viên từng viết về tình quân dân ấy trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”

“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”

Không chỉ sử dụng bút pháp hiện thực mà ở đoạn thơ này Quang Dũng đã kết hợp cả cảm hứng lãng mạn rất tinh tế. Cảm hứng lãng mạn giúp vơi bớt đi phần nào những khó khăn trên chặng đường hành quân của những người chiến sĩ. Họ vốn là nhwuxng chàng trai Hà Thành trí thức rời ghế nhà trường xông pha ra chiến tuyến vì vậy trong họ luôn có một trái tim nhiệt huyết và đầy tinh tế. Cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ nói chung và cả bài thơ nói riêng đã giúp cho bài thơ trở nên mượt mà và hấp dẫn hơn.

Đoạn thơ  trong bài thơ “Tây Tiến” dù chỉ  mới là khúc dạo đầu của một bản tình ca về nỗi nhớ, song cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp. Đồng thời thể hiện sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của một  tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm