Phân tích đoạn thơ bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dich để làm nổi bật rõ cảm xúc của nhà thơ về màu xuân đất nước ? Trong đoan sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập hình thái ( gạch chân và chỉ rõ ) Giúp mình với mình đag cần

2 câu trả lời

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!

Chào em, em tham khảo gợi ý:

(1) Khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện rõ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước, con người. (2) Điệp từ “mùa xuân” gợi ra bước đi của thời gian, báo hiệu thời điểm đẹp nhất trong năm với sự xuất hiện sóng đôi của những con người đẹp nhất: người cầm súng, người ra đồng. (3)  Người cầm súng với nhiệm vụ chiến đấu, người ra đồng với nhiệm vụ lao động sản xuất, họ là đại diện cho vẻ đẹp và sức mạnh dân tộc.(4) Sức xuân của đất nước và con người được thể hiện đậm nét qua điệp từ “lộc”.(5) Lộc ở đây vừa có thể hiểu theo nghĩa thực là lộc non, chồi non vừa có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ chỉ sức sống mới của mùa xuân.(6) Hình ảnh này kết hợp với các cụm từ “giắt đầy”, “trải dài” tạo cảm nhận sức sống của mùa xuân đang vươn ra mạnh mẽ theo bước chân của những con người đang gieo cấy mùa xuân cho đất nước. (7) Đối với người cầm súng, lộc là tấm lá ngụy trang. (8) Lộc của người ra đồng là màu xanh trên những nương mạ. (9) Người chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, họ sẽ đem về “lộc” là sự an lành, niềm vui chiến thắng cho dân tộc. (10) Người nông dân gieo trồng trên đồng ruộng sẽ đem lộc về với mùa màng bội thu. (11) Có lẽ, thiên nhiên ban tặng lộc, con người gieo thêm lộc, tất cả hứa hẹn một mùa xuân đại thắng.(12) Ở đó, cả dân tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt. (13) Ở hai câu thơ tiếp, điệp từ “tất cả” gợi ra hình ảnh cả dân tộc với tinh thần đoàn kết, đó cũng là sự hòa hợp giữa thiên nhiên và lòng người khi đất nước vào xuân. (14) Để khắc họa rõ hơn nhịp sống của dân tộc, nhà thơ đã sử dụng đồng thời hình thức điệp cấu trúc câu “Tất cả như…” và từ láy “hối hả”, “xôn xao”. (15) Nếu như “hối hả” cho người đọc cảm nhận về những chuyển động gấp gáp, khẩn trương ở phía bên ngoài cuộc sống thì “xôn xao” lại gợi được cho người đọc cảm nhận về sự xốn xang, rạo rực đang diễn ra ở phía bên trong mỗi người. (16) Cuối cùng, dấu ba chấm bỏ lửng giữa khổ thơ như một thông điệp ngầm của nhà thơ: đất nước sẽ còn tiếp tục đi lên, chưa có sự dừng chân ngơi nghỉ, mùa xuân sẽ còn tiếp tục mang đến cho đời nhiều lộc xuân hơn nữa.

- Thành phần tình thái: có lẽ

- Khởi ngữ: đối với người nông dân 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm