phân tích đặc điểm nghệ thuật và cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết "số đỏ " của Vũ Trọng Phụng Giúp tui với ♥

2 câu trả lời

Khó có thể kết luận những vấn đề nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nói chung và nghệ

thuật tiểu thuyết nói riêng đã đầy đủ hay chưa. Tất nhiên với một phong cách viết riêng mới

mẻ, một tài năng hiếm có chắc chắn việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng chưa đến điểm dừng.

Không một nhận định, không một kiến thức uyên bác nào có thể lấy làm kết luận cuối cùng

cho việc thẩm định giá trị nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

Trần Hữu Tá thật sự quan tâm: “...rất cần có những công trình khảo sát toàn diện văn

nghiệp của ông...” [144, tr.27] và Nguyễn Hoành Khung nhận định: “Cho đến nay, một công

trình nghiên cứu công phu khoa học về Vũ Trọng Phụng một cách toàn diện... khả dĩ xứng

đáng với tầm vóc của nhà văn, đang còn ở phía trước.” [72, tr.330]

Cũng phải thừa nhận rằng trước đây việc nghiên cứu, phê bình Vũ Trọng Phụng bị “dẫn

dắt” bởi ba “sự cố” cơ bản:

Là một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán, Vũ Trọng Phụng không chỉ là Ông vua phóng sự đất Bắc mà còn là một cây bút trào phúng đặc sắc nhất. Mỗi chương trong tác phẩm là một màn hài kịch. Chương XV Hạnh phúc một tang gia là màn hài kịch tiêu biểu.

Hiệu quả trào phúng của đoạn trích Hạnh phúc một tang gia tạo lên bởi sự phát huy hiệu quả của hàng loạt các yếu tố trào phúng: mâu thuẫn trào phúng, những chân dung trào phúng. Những lời văn, giọng điệu trào phúng. Không có chi tiết nào không hướng tới mục đích bóc trần những sự lố lăng trong tang gia tràn trề hạnh phúc này.

Để dàn dựng màn hài kịch nhà văn trước hết đã phát hiện ra mâu thuần trào phúng. Mâu thuẫn trào phúng trong chương truyện này được gợi ra trước hết ở cái tên của nó: Hạnh phúc một tang gia. Tang gia và hạnh phúc là hai căn từ ngữ đối nhau. Nói đến tang gia là nói đến một gia đình vừa có người thân mất. Theo quy luật tâm lí thông thường hẳn tang gia phải bao trùm cái không khí khổ đau, sầu thương não nề bời mỗi khi một ngọn nến đời tắt đi là để lại bao vết thương cho người sống. Vậy mà trong tang gia của một gia đình được xem là danh giá nhất Hà thành, trước cái chết của một người Ông, người cha (cụ tổ) chẳng đứa con cháu nào của cụ sầu não, tiếc thương cả. Trái lại, cái chết ấy như đã đem đến một nguồn hạnh phúc to lớn không nén nổi cứ tuôn ra, trào ra.

Tang gia mà hạnh phúc. Đó là chuyện là đời nhưng lại có thật. Vì sao cái chết của cụ tổ lại là hạnh phúc của cái tang gia đại bất hiếu này? Ấy là vì cụ tổ có một gia tài kếch xù. Bao ngày lũ con cháu hau háu trông đợi phần mình. Cụ cố Hồng chưa có dịp tỏ ra sự rộng rãi và biết điều của mình đối với bầy con trai, con gái, dâu, rể... Họ từng muốn giết chết cụ bằng bài thuốc Thánh nhưng cụ vẫn chưa chịu chết. Bây giờ mơ ước trở thành sự thực lẽ nào họ không vui. Cũng như Vũ Trọng Phụng nhận xét: Tang gia ấy ai ai cũng vui vẻ cả hoặc cái chết ấy làm cho nhiều người sung sướng lắm.

Mâu thuẫn trào phúng không chỉ thể hiện ở tâm trạng mong cụ tổ chóng chết hay ở không khí chuẩn bị tang lễ mà còn thể hiện rõ nét ở hình thức tổ chức đám tang. Có thể nói âm điệu bi thương lẽ ra phải có ở một đám tang đã thay thế bằng âm điệu náo nức phấn khởi. Nhà văn đã nêu lên một giả định có ý châm biếm chua chát: Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Quả là ở thời buổi nhố nhăng này người ta đã quen sống trong sự lừa dối, rất thích lừa dối và thật sự hài lòng khi bị lừa dối.

Trong màn hài kịch này còn có một chi tiết đặc sắc nữa tô đậm mâu thuẫn trào phúng đã nói. Đó là khi cụ tổ chết, người ta quan tâm việc mai táng cái xác chết ấy thì ít mà lo lắng bàn bạc việc chôn cái xác sống của cô Tuyết cùng cai tiếng hư hỏng của cô thì nhiều. Đám tang bị trì hoãn là vì thế. Người ta còn bận thu xếp cho êm ả chuyện cô tiểu thư hư hỏng, còn bận bịt tiếng xâu xa có thể làm tổn hại đến danh giá tang gia.

Trong khi quan tâm tô đậm mâu thuẫn trào phúng, Vũ Trọng Phụng còn 1 đồng thời vẽ lên nhiều bức chân dung trào phúng đặc sắc.

Trước hết là cụ cố Hồng với câu nói cửa miệng: Biết rồi, khổ lẩm, nói mãi. Xưa nay cụ mới chỉ được diễn trò già yếu ở nhà, giờ cụ được ra mắt trước đám đông: Cụ cố Hổng đã nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến lúc cụ mật đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi giời ơi, trai lớn đã già đến thế kia kìa.

Cô Tuyết thì sung sướng được mặc bộ y phục ngây thơ - cái áo voan mỏng với cái tráp trầu cau và thuốc lá mời khách với vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt.

Thật đáng cười cho chân dung trào phúng của ông Phán mọc sừng, ông là kẻ vớ bở nhờ cái chết của cụ tổ. Có vẻ như nhờ thế mà ông bộc lộ nồi đau xót của mình một cách ồn ào hơn ai hết: ông oặt người khi khóc mãi không thôi: Hứt. Hứt!. Nhưng trào phúng thay khi ông Phán dúi vào tay Xuân tờ bạc năm đồng. Màn kịch của ông Phán bị lột trần.

Đây cũng là dịp may hiếm có để tiệm may Âu hóa và ông Typn có thể lăng xê những mốt trang phục mà có thể ban cho những ai có tang thương đau đớn vì kẻ chết cũng được chút ít hạnh phúc ở đời.

Cậu tú Tân thì mừng quá và đang điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mãi mà không được dùng đến.

Bằng tài năng, nghệ thuật trào phúng bậc thầy, qua việc tả người, dựng cảnh, sử dụng các chi tiết nghệ thuật biếm họa chân dung, ngôn ngữ hài hước... Chương truyện Hạnh phúc một tang gia như một làn roi quất mạnh vào xã hội thượng lưu tiểu tư sản thành thị hết sức lố lăng, đồi bại, nổi bật là sự giả dối. Đám tang của cụ tổ là cuộc hành quân đi xuống mồ chôn của xã hội chó đểu này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước