Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan coi ngục trong tác phẩm "chữ người tử tù" ( không chép mạng nhé)

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ “xưa nay chưa từng có”: việc cho chữ thường chỉ diễn ra ở những nơi thư phòng, còn ở đây nó diễn ra giữa nhà tù - nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp.

+ Tư thế của những người cho chữ, nhận chữ “xưa nay chưa từng có”: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”, “uy quyền” thuộc về Huấn Cao - kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh quyền sát thì khúm núm, sợ sệt trong khi kẻ tử tù thì ung dung, đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”. 

- Nghệ thuật tả cảnh, tả người: Thủ pháp tương phản: Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn của cảnh nhà giam và cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp đẽ; giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện với viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, vái lạy → làm nổi bật hình ảnh Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, cái thiện đối với cái ác.

- Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh: Nhịp điệu câu văn chậm rãi gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác hiện dần lên dưới ngòi bút “đậm chất điện ảnh” của nhà văn:

+ “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.

+ “Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch”...

+ “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.

→ Từ bóng tối đến ánh sáng: Cảnh cho chữ bắt đầu được đặc tả bởi sự bao phủ của bóng tối nhà lao … rồi dần dần nhen lên và rực rỡ ánh sáng.

→ Từ hôi hám, nhơ bẩn đến cái đẹp: Cảnh Huấn Cao cho chữ hiện dần lên trên nền ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu. Mỗi nét chữ hiện hình là cái đẹp nảy sinh.

- Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.

- Huấn Cao khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để có thể tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững:

+ Di huấn của người tử tù và cũng chính là lời người nghệ sĩ Nguyễn Tuân muốn nhắn tới người đọc lúc bấy giờ: Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền. Chữ nghĩa và thiên lương không thể chung sống với lũ người quay quắt nơi chốn ngục tù đen tối, tàn bạo. Lời nói của Huấn Cao đầy ngụ ý, đầy sức gợi. Mấy người thưởng thức được mùi thơm của mực? Hãy biết tìm trong mực, trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là thiên lương đó thôi. Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.

+ Hành động bái lĩnh của ngục quan: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””.

→ Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.

+ Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vững chắc vào con người. Nhà văn khẳng định: Thiên lương là bản tính tự nhiên của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân - thiện - mỹ. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm