Phân tích cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ sau: “Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.” Trích Việt Bắc, Tố Hữu “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái” Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm
2 câu trả lời
** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **
A. Mở bài
- Giới thiệu về cảm hứng đất nước.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của 2 đoạn trích.
- Nêu vị trí đoạn trích
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ trích Việt Bắc
- Đất nước thật hào hùng trong hình ảnh đoàn người ra trận với đội ngũ hùng hậu, sức mạnh phi thường, khí thế ngất trời
+ điệp điệp trùng trùng, bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay, …
- Đất nước cũng thật nên thơ, hào sảng qua cái nhìn lãng mạn của người ra trận: ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan; niềm lạc quan về một đất nước ngày mai trong niềm tin của những con người đang đi đến chiến thắng
+ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên…
- Giọng điệu hào hùng, sảng khoái, cách sử dụng các từ chỉ số lượng, phép so sánh, ẩn dụ – tượng trưng, thậm xưng, thủ pháp đối lập… tạo nên chất tráng ca đậm nét.
2. Cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ trích Đất Nước
- Đất Nước thật bình dị, gần gũi mà thiêng liêng trong công cuộc lao động vĩ đại của nhân dân
- Đất Nước thật vĩ đại, thật đáng tự hào với những trầm tích văn hóa về vật chất và tinh thần được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ nối tiếp nhau: nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước, ngôn ngữ văn hóa – tiếng Việt, dẫn thủy nhập điền phát triển nông nghiệp,…
- Đất Nước của Nhân dân kết tinh công sức, trí tuệ, tâm huyết của bao thế hệ người dân Việt trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
- Cách sử dụng đại từ, điệp từ (Họ), điệp cấu trúc; những động từ với mật độ dày đặc: giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp đập, be bờ,…; chất chính luận và trữ tình qua âm điệu câu thơ điệu nói,…
3. So sánh
- Điểm tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện cảm hứng về đất nước trong những ngày kháng chiến hào hùng của dân tộc, đất nước gắn với hình ảnh dân tộc – nhân dân
+ Thể hiện tình yêu và niềm tự hào của các nhà thơ, của con người Việt Nam về Đất nước.
- Điểm khác biệt
* Việt Bắc
- Cảm hứng về đất nước thiên về ca ngợi sức mạnh hào hùng, khí thế tiến công và niềm lạc quan sáng ngời của một đất nước đi đến chiến thắng, tiến về tương lai tươi sáng.
- Thể thơ lục bát truyền thống nhưng mang âm hưởng tráng ca với nhịp điệu sôi nổi hào hùng, từ ngữ sử dụng độc đáo, linh hoạt với nhiều từ láy và biện pháp tu từ, liên tưởng như nhân hóa, ẩn dụ, thậm xưng,…
- Giọng điệu say sưa, tươi vui mang cảm hứng sử thi và lãng mạn… thể hiện phong cách của một nhà thơ trữ tình – chính trị.
* Đất Nước
- Cảm hứng về đất nước lắng đọng ở chiều sâu văn hóa với những giá trị văn hóa truyền thống bền vững được khái quát một cách sâu sắc gợi những suy tư về vai trò Nhân dân: những con người vô danh bình dị đã làm nên Đất Nước muôn đời.
- Thể thơ tự do với nhịp điệu linh hoạt trong biểu đạt những cảm xúc, cách sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc, hàng loạt động từ…,giọng điệu tâm tình dễ đi vào lòng người ,… thể hiện rõ nét phong cách trữ tình – chính luận của thơ Nguyễn Khoa Điềm.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Nêu suy nghĩ của bản thân