Phân tích bài chạy giặc

1 câu trả lời

I. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Chạy giặc.

- Dẫn đề (ghi lại bài thơ).

- Chuyển mạch: phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Từ chính xác, gợi tả, hình ảnh thực, sinh động: tan chợ, vừa, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay.

- Tiếng súng của giặc Pháp đột ngột nổ vang, phá tan cuộc sống yên lành của nhân dân ta và đẩy nước nhà đến chỗ nguy nan, thất bại hoàn toàn.

- Cảm xúc mở đầu bài thơ: bàng hoàng, tuyệt vọng.

2. Hai câu thực

- Biện pháp ẩn dụ, đảo ngữ, những trạng từ gợi hình ảnh loạn li, tan tác của nhân dân ta: lơ xơ, dáo dác.

- Cách ngắt nhịp chẵn - lẻ của thơ Đường luật thể hiện lời than thở xót xa:

Bỏ nhà / lũ trẻ / lơ xơ chạy,

Mất ổ / đàn chim / dáo dác bay.

- Nỗi khổ của nhân dân ta trong cảnh chạy giặc.

3. Hai câu luận

- Biện pháp đảo ngữ được tiếp tục sử dụng, hình ảnh gợi tả: quê hương thân yêu Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu huỷ, cướp bóc, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.

- Sự tố cáo tội ác của giặc vừa cụ thể vừa khái quát bằng giọng thơ u uất, căm hờn.

- Tội ác dã man của giặc xâm lược.

4. Hai câu kết

- Ngôn ngữ châm biếm sắc cạnh (rày đâu vắng, nỡ để dân đen), than oán triều đình nhà Nguyễn sợ giặc, bỏ mặc dân tình khổ ải.

- Nỗi cảm khái trước cảnh điêu linh của nhân dân.

III. Kết luận

- Giá trị hiện thực: tái hiện cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.

- Giá trị tư tưởng, tình cảm: biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc xâm lược bạo tàn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm