Phân tích 9 dòng đầu đất nước

2 câu trả lời

Bài làm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

Khổ thơ thứ nhất (9 câu đầu): Sau khi điểm qua hai quá trình "bắt đầu""lớn lên" của đất nước, tác giả khẳng định: "Đất Nước có từ ngày đó..." - từ rất xa xưa. Những cái xa xưa thường hay xa lạ, nhưng đất nước thì không - đất nước gần gũi với mọi người

Mở đầu là những lời bình dị nhưng hàm súc: "Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi". Đất nước thành bậc tiền nhân. Mọi người đều được nuôi dưỡng từ đất nước... Nhắc lại điệp khúc "ngày xửa ngày xưa...", tác giả muốn chứng tỏ đất nước hình thành từ rất lâu, đất nước có trong từng lời mẹ kể.

Gắn liền với sinh hoạt gia đình: "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn". Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh "miếng trầu", Nguyễn Khoa Điềm "nhân dân hóa" thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Tuy vậy, đất nước chỉ lớn lên với truyền thống: "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" và quá trình hình thành nhiều phong tục, tập quán:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Nguyễn Khoa Điềm thật sự xúc động khi nói đến:"Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Đó lời ngợi ca tình nghĩa, thuỷ chung trong gian khó. Chữ "thương" giúp thơ ông gần văn học bình dân. "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi"- điều ấy, hiển nhiên như khi ta lớn lên đã có ông bà, cha mẹ... Đất nước gắn bó, thân thiết như người ruột thịt và bao công việc lao động khác:

Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đó là lúc con người khép lại thời "dã man" bước vào giai đoạn văn minh. Tứ thơ "cái kèo, cái cột thành tên" còn gợi tập tục đặt tên mộc mạc để mong sự bình yên. Đất nước ta gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước: "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng". Làm nên hạt gạo trắng thơm phải trải qua nhiều công đoạn, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Quá trình hình thành đất nước cũng đau đớn như chuyện nhân loại hoài thai, sinh nở.

Từ những lời phân tích trên đây, có thể thấy Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo lại. Không chỉ hay ở phương diện câu chữ, cấu trúc và lời kết đoạn đã gây được ấn tượng. "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi", đất nước bắt đầu, đất nước lớn lên... chặng đường nào cũng song hành với cuộc sống nhân dân. Tác giả nêu nhiều chứng cứ để làm sáng tỏ kết luận: "Đất Nước có từ ngày đó..." - từ "ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể". Trong suốt quá trình ấy, đất nước gắn bó với mọi gia đình và từng cá nhân. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.

Chúc bạn học tốt.

Nguyễn Khao Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông là “Trường ca Mặt đường khát vọng”, được sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình, hoà mình với cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Đoạn trích “Đất nước” nằm ở phần đầu chương V của tường ca. 9 câu thơ mở đầu đoạn trích là 9 câu thơ nói lên quan niệm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Với 9 câu thơ đầu tác giả đã thể hiện quan niệm mới mẻ của mình về cuội nguồn đất nước.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thương hay kể.

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Gạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khẳng định “khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Chẳng biết là đất nước có từ bao giờ, chỉ biết là khi ta lớn lên thì đất nước đã có rồi. Đó chính là lời khẳng định chắc nịch về sự trường tồn của đất nước.

Sau khẳng định chắc chắn về sự tồn tại của đất nước, tác giả dần vén màn cho ta thấy rõ hơn về nguồn gốc của đất nước:

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thương hay kể.

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Cái “ngày xửa ngày xưa” là mở đầu cho mỗi một câu chuyện cổ tích mà các bà, các mẹ hay kể cho các con, các cháu nghe. Chẳng biết từ khi nào, chỉ biết là từ “ngày xửa ngày xưa”, đất nước đã có rồi. Những câu chuyện cổ tích ra đời là từ đất nước.

Đất Nước hiện diện trong truyện cổ. Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết. Với tác giả, đất nước còn bắt đầu với miếng trầu bà ăn. Người xưa thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”, đó có lẽ là bởi vì tục ăn trầu là một trong những phong tục lâu đời của Việt Nam ta.

Hình ảnh “miếng trầu” cũng như là hình ảnh của sự khởi đầu. Đất Nước có từ khi dân mình có tục ăn trầu và tục ăn trầu của nhân dân cũng là khởi đầu cho một đất nước, cho một nền văn hiến.

Sau khởi đầu của một sự sống và những bước trưởng thành của sự sống đó. Sau khởi đầu của một Đất Nước chính là sự trưởng thành của cả một dân tộc:

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Từ những năm trước công nguyên, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, là lần đầu tiên nước ta đứng lên khởi nghĩa, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ những câu chuyện truyền thuyết Thành Gióng với hình ảnh nhổ cả luỹ tre thay giáo đánh đuổi giặc.

Cây tre cũng là hình ảnh biểu tượng cho người nông dân Việt Nam, hiền lành,thật thà,chất phác những cũng rất kiên cường bất khuất. Từ hình ảnh thực tế, cho tới đời sống tinh thần, đó là từng bước trưởng thành của một dân tộc, của một đất nước. Ý thức về đất nước, về sự tồn tại của đất nước và ý thức về việc phải bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi đất nước.

Tiếp theo đó là những hình ảnh mang đậm vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam :

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Gạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đầu tiên đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp của một người bà, người mẹ, người chị, của một người con gái Việt Nam, tuy giản dị mà lại nữ tình, thuần hậu rất riêng. Thành ngữ “gằng cay muối mặn” đã vẫn dụng một cách tự nhiên nhưng cũng lại hết sức đặc sắc, nhẹ nhàng mà thấm đượm ân tình, gợi lên sự thuỷ chung ở đời như câu nói “gừng càng già càng cay, muối càng lâu càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa sẽ đong đầy”.

Rồi câu thơ “Cái kèo cái cột thành tên”, gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt. Nhà được làm bằng cách sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng năng tích góp mỡ màu dồn thành sự sống.

Và cả truyền thống lao động động cần cù, chịu thương, chịu khó của dân tộc ta nữa “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng”. Thành ngữ “Một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta những ngày long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu.

Đó là truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó. Các động từ “Xay – giã – dần – sang” là quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo cấy, xay giã, giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của giai cấp nông dân.

Sau tất cả, tác giả Nguyễn Khoa Điềm chốt lại “Đất Nước có từ ngày đó … “. “Ngày đó” là ngày nào, chúng ta không biết, tác giả cũng không biết. Chỉ biết rằng ngày đó là ngày ta bắt đầu có truyền thồng, có phong tục tập quán, có văn hoá. Đó là ngày ta có Đất nước.

Bằng việc vận dụng khéo léo các chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp, ác câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần cũng như việc nhà thơ luôn viết hoa hai từ Đất Nước tạo nên sự thành kính, thiêng liêng… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt.

Qua đoạn thơ, nhà thơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền. Đất Nước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm