phân tích 8 câu đầu bài việt bắc

1 câu trả lời

I. Mở bài

- Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

- Dẫn dắt tám câu thơ cần phân tích.

II. Thân bài

1. Bốn câu đầu: Khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.

- Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về.

- Cách xưng hô “mình - ta”: thân mật gần gũi như trong ca dao.

- Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ, một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm”, một nỗi nhớ về không gian: “sông, núi, nguồn”.

=> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính

2. Bốn câu sau: Tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn.

- Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước.

- Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc thân thương giản dị.

- Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc.

- Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi: Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...

- Nghệ thuật:

  • Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm.
  • Ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai.
  • Điệp từ “mình”.
  • Cách ngắt nhịp 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.

=> Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung.

III. Kết bài

Đánh giá chung về tám câu thơ đầu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm