Phân tích 4 câu thơ sau trong bài Việt Bắc: Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

2 câu trả lời

Kỷ niệm đầu tiên người cán bộ cũng như người dân nhắc đến đó là những ngày đầu xây dựng căn cứ phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt và hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất nhưng ý thức trách nhiệm lớn lao. Cách sử dụng lối điệp cấu trúc "Mình đi..." và "Mình về.." tạo nhịp điệu cân xứng hài hóa và gợi khoảng cách xa xôi giữa kẻ ở và người đi, đồng thời tô dậm tâm trạng lưu luyến, không nỡ rời xa. Điệp từ "nhớ" được lặp đi lặp lại trong đoạn thơ như những nốt nhạc luyến láy cho thấy cảm xúc nhớ thương, thể hiện sự gắn bó sâu nặng giữa người ra đi và người ở lại. Tác giả sử dụng hình ảnh tả thực trong câu thơ "Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù" nhằm nhấn mạnh thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội ở Việt Bắc. Đó là những trận mưa lớn tạo thành lũ quét, hình ảnh mây mù dày đặc như cản, lấp lối bước đi của con người. Mây mù còn tạo nên những thời tiết lạnh giá ảnh hưởng đến sức khỏe, đến lao động sản xuất, sinh hoạt trong đời sống. Nhớ về những thiếu thốn, vất vả về vật chất "Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?". Tác giả tiếp tục sử dụng nghệ thuật đối ngay trong cùng một câu thơ nhằm nhấn mạnh hiện thực đầy gian khổ, khó khăn nhưng đồng thời cũng ca ngợi ý chí quyết tâm sẵn sàng vượt qua tất cả thử thách để thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ, một trọng trách vô cùng quan trọng là đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Đó là mục tiêu là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc, khỏi ách nô lệ, giành chủ quyền đất nước. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ quê hương, đất nước. Lòng căm thù giặc sâu sắc và sôi sục. Ý thức được điều đó cho nên dù hiện thực có vất vả thiếu thốn thế nào chăng nữa thì họ vẫn sẵn sàng vượt qua. Ấy là ý thức rất rõ về trách nhiệm lớn lao của mình với non sông Tổ quốc.

– Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần cùng với hai câu hỏi tu từ “có nhớ những ngày”, “có nhớ chiến khu” đã khơi gợi những kỷ niệm gian khổ nhưng nghĩa tình:

Mình còn nhớ hay không những ngày sống giữa thiên nhiên khắc nghiệt ?

+  Liệt kê các hình ảnh: Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù – chỉ thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt dữ dội. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ để chỉ cảnh “ăn tuyết nằm sương”, “nếm mật nằm gai” mà cán bộ và nhân dân phải chịu đựng. Qua đó khẳng định quyết tâm cao độ của cán bộ và nhân dân.

– Mình còn nhớ hay không những cảnh sinh hoạt thiếu thốn nhưng tinh thần luôn lạc quan?

+ Gian khổ vì thiếu thốn vật chất, ăn uống kham khổ: miếng cơm chấm muối” – ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Chính sự gian khổ đã gắn kết ta và mình để chung vai đấu cật, có phúc cùng hưởng có hoạ cùng chia. Gạt đi những khó khăn “ta” và “mình” cùng gánh lên vai nhiệm vụ chung – nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nhân dân giao phó, đó là “mối thù nặng vai” – mối thù giặc Pháp đang đè nặng lên đôi vai. Ở đây, cái chung luôn đặt trên cái riêng, nghĩa vụ lớn hơn khó khăn gian khổ – đây chính là  tinh thần lớn của thời đại. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm