PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác. Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân. (Trích Lăng kính tâm hồn- Trish Summerfield,NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân? Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh? Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

1 câu trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận.

Câu 2: Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân là: chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có.

Câu 3: Ý kiến: "Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh" có thể hiểu là: trung thực là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến tâm trí, nội tâm và các mối quan hệ xung quanh. Khi chúng ta trung thực thì tâm trí sẽ không day dứt, hối hận vì những điều giả dối, từ đó nội tâm của chúng ta được tự do, thỏa sức suy nghĩ, không bị gò bó, ép buộc trong những điều dối trá và qua đó, chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, không lừa dối.

Câu 4: Em đồng tình với quan niệm: "Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân". Vì: k

- Khi chúng ta không thiếu đi sự trung thực thì chúng ta sẽ chỉ nhận ra những nhược điểm của mình và hạ thấp mình hơn so với người khác.

- Khi chúng ta không trung thực thì chúng ta sẽ không thể phát hiện ra những ưu điểm của mình để cố gắng, phát huy mà còn làm nó bị lãng quên và dần biến mất.

- Khi chúng ta không trung thực, tâm trí của ta sẽ thiếu đi cảm giác an toàn, luôn buồn vì bản thân mình kém hơn người khác. 

=> Từ đó, thiếu sự trung thực khiến con người ta nhận thức sai về những ưu và nhược điểm của bản thân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm