Phần I ( 6 điểm): Bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ viết về tình bà cháu thật xúc động. Trong bài thơ có câu: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” Câu 1 (0,5đ). Hãy chép chính xác bảy câu thơ nằm trước câu thơ trên. Câu 2 (1,5đ). Em hiểu thế nào về cụm từ "mấy nắng mưa” trong đoạn thơ vừa chép? Hãy chép lại một câu thơ có chứa cụm từ “mấy nắng mưa” trong một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Ghi rõ tên tác phẩm, tên tác giả. Câu 3 (1đ). Nhận xét về kiểu câu (xét theo mục đích nói) và giá trị biểu đạt của câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Câu 4 (3đ). Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép nối (gạch chân câu bị động và phép nối). Phần II ( 4 điểm): Cho đoạn văn sau: …“Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc“Thế là một- hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” Câu 1(1đ). Trong nhan đề“Lặng lẽ Sa Pa” tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn này? Câu 2(0,5đ). Kể tên một tác phẩm cũng viết về đề tài lao động mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 9, nêu tên tác giả. Câu 3(0,5đ). Xét về cấu tạo câu:“Không, không đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu 4(2đ).Trong đoạn văn nhân vật“cháu”có nói“Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc”. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về hạnh phúc được gợi ra từ những lời của nhân vật đó.

1 câu trả lời

Phần I

Câu 1:

Lận đận đời biết mấy nắng mưa 

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vãn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tính tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !

Câu 2:

- Cụm từ "mấy nắng mưa" không chỉ để nói về những ngày nắng mưa mà còn nói về cuộc đời vất vả, nhọc nhắn và bấp bênh của bà.

- Kiều ở Lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): Sân Lai cách mấy nắng mưa.

Câu 3:

- Câu thơ "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!" trong bài thơ là câu cảm thán

- Thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi khám phá ra điều kì dịu giữa cuộc đời bình dị.

Câu 4: 

Bài làm

Bếp lửa”, là tác phẩm của nhà thơ Bằng Việt, được sáng tác vào năm 1963 khi ông đang còn học Luật ở nước ngoài. Trong “Bếp lửa”, hình ảnh người bà được khắc họa vô cùng chi tiết. Xuyên suốt bài thơ, cuộc sống của hai bà cháu được tái hiện bằng bốn chữ “vô cùng vất vả”. Thế nhưng, bà luôn xuất hiện với hình ảnh ân cần, khéo léo và nâng niu.Với những từ ngữ đơn giản như “bà chăm”, “bà dạy”,  tác giả đã thể hiện được tấm lòng nhân hậu sâu đậm, tình yêu thương vô bờ bến, cả sự chăm chút của bà đối với cháu. Không chỉ có vậy, bà còn hiện lên với hình ảnh người phụ nữ dũng cảm, kiên cường, giàu đức hi sinh. Khi đang trong hoàn cảnh “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mất nhà mất cửa thì bà vẫn vững lòng, đinh ninh dặn cháu “bố ở chiến khu, bố còn việc bố, mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên” càng tô điểm thêm cho phẩm chất cao quý của bà. Qua những dòng hồi tưởng, có thể thấy được bà là một người dịu dàng, ấm áp nhưng cũng không kém phần dũng cảm, kiên cường và giàu đức hi sinh. Nếu bà là một cây bông lau thì bà cũng sẽ là một cây bông lau bằng thép

Phần II

Câu 1: Trong nhan đề "Lặng Lẽ Sa Pa", tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả đã sự dụng biện pháp đảo ngữ ( "Lặng Lẽ Sa Pa" thay vì " Sa Pa Lặng Lẽ") nhằm nhấn mạnh, tạo sự nổi bật sự lặng lẽ của Sa Pa cũng như tinh thần lao động thầm lặng cống hiện đáng quý của những con người trên Sa Pa.

Câu 2: Tác phẩm: Đoàn Thuyền Đánh Cá - Huy Cận (1919 - 2005)

Câu 3: Xét về cấu tạo câu "Không, không đừng vẽ cháu" thuộc kiểu câu cầu khiến.

Câu 4: 

Bài làm     

            Câu "Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc" của anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long đã cho thấy niềm hạnh phúc của anh thanh niên là khi anh biết được bản thân đã góp phần giúp "không quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng", là niềm vui được cống hiến, được giúp ích cho đất nước. Anh thanh niên hạnh phúc khi được sinh ra, được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Dù cho anh thanh niên có thể không được nhiều người biết đến, vô cùng thầm lặng nhưng anh vẫn cứ sống như vậy, vô cùng hạnh phúc khi có thể công hiến cho đất nước.

#chúc bạn học tốt:)))

Câu hỏi trong lớp Xem thêm